Hiện nay, các dây chuyền sản xuất bánh kẹo, mía đường chủ
yếu trang bị nồi hơi công nghiệp đốt dầu cỡ nhỏ và cỡ trung để cung cấp hơi
phục vụ công nghệ chế biến. Ưu điểm của các lò hơi này là thiết bị nhỏ gọn, vận
hành đơn giản, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phụ tải thất thường của từng nhà
máy nhưng hiệu suất thấp, lượng khí độc hại phát thải vào môi trường rất cao,
mức tiêu hao năng lượng lớn. Vì vậy, việc nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng
lượng đối với lò hơi đang là vấn đề được các doanh nghiệp (DN) đặc biệt quan
tâm.
Một trong những giải pháp được nhiều DN lựa chọn là chuyển đổi sang sử
dụng lò hơi đa nhiên liệu để tận dụng các loại nhiên liệu rẻ như rơm rạ, bã mía
và nhiều loại sinh khối tiềm năng khác như chất thải nông nghiệp sau khi trồng
ngô, lạc, sắn...
So với đốt bằng dầu FO, loại lò hơi đa nhiên liệu giảm 50% chi phí khi đốt bằng than; 80-85% khi đốt bằng bã mía
Lò hơi đa nhiên liệu của Công ty cổ phần Nồi hơi Việt
Tiếp đó, dòng sản phẩm cháy đi qua dàn ống feston (bố trí ở phần trên của buồng
đốt) vào buồng cháy kiệt để đốt cháy hết phần nhiên liệu còn sót lại. Sau đó,
khói nóng đi vào chùm ống đối lưu từ phía dưới theo đường "dích dắc"
(được định trước bằng các tấm phân luồng), thực hiện quá trình trao đổi nhiệt
đối lưu cho chùm ống và đi vào bộ sấy không khí qua một kênh khói được bố trí ở
phần trên của chùm ống đối lưu. Khói nóng chuyển động trong các ống của bộ sấy
không khí và tiếp tục truyền nhiệt để sấy lượng không khí sẽ được đưa vào gầm
ghi. Khói được dẫn qua bộ khử bụi (cấu tạo dạng cyclon chùm) và được quạt hút
đưa ra ngoài qua ống khói.
Ngoài hai chế độ đốt than và đốt bã mía đơn thuần, lò còn cho phép đốt kết hợp cả 2 loại nhiên liệu này. Lớp than sẽ được đốt trước cho cháy thật ổn định trên ghi rồi mới đưa bã mía vào. Khi nhiệt độ buồng đốt đã ổn định, bã sẽ bắt cháy tốt trong buồng đốt, còn than vẫn tiếp tục cháy trên ghi, một phần bã rơi xuống và cháy ngay trên bề mặt than đỏ.
Đặc biệt với chế độ đốt này, có thể đốt được cả lượng bã ướt (do trời mưa) và
bã mục (do tồn trữ lâu ngày). So với đốt bằng dầu FO, loại lò hơi đa nhiên liệu
giảm 50% chi phí khi đốt bằng than; 80-85% khi đốt bằng bã mía. Các nhà máy chế
biến gỗ, nhà máy sản xuất ván ép có các nguồn phế thải từ gỗ như vỏ bào, mùn
cưa, gỗ vụn... hoặc các nhà máy chế biến nông sản nơi có sẵn các nguồn trấu,
rơm, rạ đều có thể sử dụng lò hơi này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi sử dụng sinh khối để làm nguồn nhiên liệu thay thế, các doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố như giá của sinh khối và chi phí vận chuyển, kho chứa lớn để dự trữ, kỹ thuật thích hợp xử lý khói... Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp kỹ thuật xử lý khí thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các DN cũng cần tự nghiên cứu cách thức giảm chi phí vận chuyển và cách sử dụng sinh khối một cách hiệu quả nhất.
Thúy Hằng