[In trang]
Từ tiết kiệm năng lượng đến công trình xanh: Không xây, càng mất
Thứ tư, 12/05/2010 - 06:09
Ông Huỳnh Kim Tước - GĐ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC) - cho rằng: "Nếu các công trình toà nhà, cao ốc tuân thủ quy định về thiết kế tiết kiệm năng lượng (TKNL) do Bộ Xây dựng ban hành thì đã có thể tiết kiệm được 20% năng lượng tiêu hao".

Ông Huỳnh Kim Tước - GĐ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM (ECC) - cho rằng: "Nếu các công trình toà nhà, cao ốc tuân thủ quy định về thiết kế tiết kiệm năng lượng (TKNL) do Bộ Xây dựng ban hành thì đã có thể tiết kiệm được 20% năng lượng tiêu hao".


Toà nhà TKNL: Muối bỏ bể


Cả nước hiện có trên 1.000 toà nhà có sàn sử dụng hơn 25.000m2 và tiêu hao hơn 1 triệu kWh điện/năm, là đối tượng mà Bộ Xây dựng quy định phải áp dụng các biện pháp TKNL trong thiết kế và vận hành.


Thế nhưng, theo ông Nguyễn Đình Hiệp - Chánh Văn phòng TKNL quốc gia, qua 3 năm tổ chức giải thưởng “Toà nhà hiệu quả năng lượng” chỉ có hơn 100 toà nhà đăng ký dự thi, kết quả có 33 toà nhà đoạt giải, trong đó có 4 toà nhà đoạt giải khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân của tình trạng “muối bỏ bể” này được cho là do nhận thức của các chủ đầu tư đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị vận hành, khai thác, sử dụng nhiều toà nhà chưa quyết tâm TKNL.


HTVHCM.jpg


Chỉ riêng toà nhà Đài Truyền hình TPHCM (HTV), mỗi năm tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng nhờ vào việc TKNL


Chỉ riêng toà nhà Đài Truyền hình TPHCM (HTV), mỗi năm tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng nhờ vào việc TKNL. Trong khi đó, thực hiện “Giờ trái đất” 2010, cả nước cũng chỉ tiết kiệm được 500.000 kWh điện - tương đương với 450 triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Hoà - Trưởng ban kỹ thuật - cơ điện lạnh của toà nhà HTV - cho biết: “Không thực hiện thì không thấy được cái lợi. Thực hiện rồi, mới thấy món lợi không ít. Nhờ đó, lãnh đạo  đài ngày càng quan tâm đầu tư hơn”.


Toà nhà HTV là toà nhà công sở đầu tiên trong cả nước thực hiện TKNL và đã đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên theo ông Tước, khối tư nhân vẫn hưởng ứng nhiều hơn, còn khối công sở còn nặng tâm lý phó mặc vì “của chung không ai xót”.


Phải xây nếu không muốn bị mất nhiều hơn


Trưởng ban cố vấn của ECC - ông Phạm Huy Phong - cho biết: “Tiềm năng TKNL thông qua các giải pháp thiết kế, vận hành và sử dụng hợp lý của toà nhà từ 15%-40%”. Khoản tiền tiết kiệm được của HTV, tương ứng với mức tiết kiệm trên 10% năng lượng tiêu hao. Nếu đẩy được lên 30% hoặc 40%, khoản tiền tiết kiệm được còn lớn hơn.


Trưởng ban cố vấn của ECC - ông Phạm Huy Phong - cho biết: “Tiềm năng TKNL thông qua các giải pháp thiết kế, vận hành và sử dụng hợp lý của toà nhà từ 15%-40%”. Khoản tiền tiết kiệm được của HTV, tương ứng với mức tiết kiệm trên 10% năng lượng tiêu hao. Nếu đẩy được lên 30% hoặc 40%, khoản tiền tiết kiệm được còn lớn hơn.


Ông Tước nói: “Áp dụng giải pháp TKNL trong thiết kế toà nhà thì giá thành sẽ cao hơn một chút. Nếu đơn vị thiết kế nắm rõ các giải pháp này để tư vấn và thuyết phục, thì các chủ đầu tư có thể nghe theo. Nhưng hiện nay, giới kiến trúc sư (KTS) và các Cty tư vấn thiết kế VN không nắm rõ các giải pháp, công nghệ TKNL”. ECC đã mở một số khóa huấn luyện về vấn đề này cho KTS, tuy nhiên chỉ thỉnh thoảng một đợt, khó mà cập nhật đều các giải pháp công nghệ TKNL mới để giới KTS nắm bắt và áp dụng.


Ông Nguyễn Đông Hoà - Phó GĐ KS Caravelle, đơn vị đã thực hiện TKNL khá thành công - cho biết, KS này sẽ tiếp tục đầu tư giải pháp TKNL bằng mái lợp năng lượng mặt trời trên sân thượng.


Ông nói: “Cái được không chỉ là tiền có thể đong đếm được, mà Caravelle còn tạo dựng được hình ảnh một KS xanh thu hút du khách các nước tiên tiến và những tổ chức xúc tiến du lịch có cam kết thúc đẩy du lịch xanh. Nếu không phấn đấu đến đích công trình xanh,  chúng tôi khó lọt vào tầm mắt của các tổ chức, cá nhân du lịch xanh”.


Như vậy, đơn vị như KS Caravelle không chỉ mất khoản tiền có được từ việc TKNL, mà cái mất lớn hơn là nguồn thu từ du khách. Rộng hơn, ngành du lịch VN thiếu tính cạnh tranh thu hút du khách vì yếu về thương hiệu công trình xanh, du lịch xanh.


Theo Lao động