Những dây chuyển sản xuất đồ sộ, những thiết bị máy móc cồng kềnh trong công nghiệp luôn tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Những thiết bị máy móc đó dù được thiết kế đồng bộ hiện đại, có sẵn tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) đi nữa thì yếu tố người sử dụng cũng luôn đóng vai trò lớn trong việc hạn chế tối đa năng lượng tiêu hao.
Dưới đây là một số gợi ý giúp các doanh nghiệp ( DN) TKNL khi sử dụng thiết bị công nghiệp:
Hệ thống điện
Một nguyên tắc cần phải nhớ đó là: tắt những khu vực sử dụng điện không cần thiết trong quá trình vận hành. Nếu không quá gấp gáp, DN nên chuyển thời gian vận hành máy sang giờ thấp điểm. Cũng có một biện pháp nữa là DN chủ động phân chia thành những vùng khác nhau trong nhà máy. Vào giờ cao điểm, các vùng sản xuất không trọng điểm có thể ngừng các thiết bị tiêu thụ điện.
Tắt điện tại các khu vực không sản xuất, doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng điện không nhỏ
Những máy biến áp quá lớn so với mức cần thiết cũng là nguyên nhân khiến chi phí tiền điện của DN tăng cao. Vì vậy, DN nên xem xét thay thế máy biến áp phù hợp. Thu hồi nhiệt từ các lò nung, lò công nghiệp phục vụ quá trình sản xuất cần nhiệt khác cũng là cách rất nhiều DN áp dụng.
Lò hơi và hệ thống phân phối hơi
Hơi nước là nguồn năng lượng quan trọng trong các ngành công nghiệp. Những loại lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu hay gas sẽ đem lại hiệu suất hơn 90%. Tuy nhiên, nếu chúng hoạt động không tốt tổn thất nhiệt qua khói lò là rất lớn do tỷ số không khí thừa và nhiệt độ khói thải cao. Các nhà máy có thể cải thiện hiệu suất đốt bằng cách giảm lượng không khí thừa đến mức thấp nhất, đồng thời làm làm sạch bề mặt trao đối nhiệt khi nhiệt độ khói thải có chiều hướng gia tăng.
Vận hành lò hơi đúng kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng
Điều chỉnh lượng nước cấp và tránh lượng nước xả đáy không cần thiết; thường xuyên theo dõi, sửa chữa rò rỉ hơi ở những khớp nối, dụng cụ đo; tăng mức thu hồi nước ngưng.
Một số biện pháp quan trọng khác là: Điều chỉnh lượng nước cấp và tránh lượng nước xả đáy không cần thiết; thường xuyên theo dõi, sửa chữa rò rỉ hơi ở những khớp nối, dụng cụ đo; tăng mức thu hồi nước ngưng. Trong trường hợp lò hơi vượt quá tải yêu cầu cần xem xét lắp đặt thêm các lò nhỏ hơn phù hợp yêu cầu.
Máy nén khí
Máy nén khí được dùng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp mặc dù đây là thiết bị rất đắt tiền. Hiệu suất tổng máy nén khí rất thấp vì vậy việc dùng máy nén khí nên giới hạn chỉ sử dụng ở những nơi cực kỳ cần thiết và không thể thay thế bởi các dạng năng lượng khác từ điện năng.
Hiện tại có ba phương pháp giảm công suất điện đầu vào ở những động cơ điện có công suất quá lớn: duy trì chế độ khi khởi động, áp dụng bộ điều khiển tốc độ động cơ và thay thế những động cơ công suất quá lớn.
Thông thường các nhà máy dùng thế năng dòng chảy thay thế bơm nên thay thế cánh bơm, quạt nhằm giảm tiết lưu và công suất đầu vào; dùng các động cơ nhỏ hơn sau khi tối ưu hoá thiết bị hoặc lắp đặt bơm tăng áp cung cấp cho những phụ taỉ nhỏ ở áp suất cao nhằm giảm áp suất hệ thống.
Quạt và quạt cao áp
Là hai thiết bị không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp. Công suất tiêu thụ của quạt và quạt cao áp chiếm 5 đến 30% tổng công suất và chủ yếu phụ thuộc vào cách ứng dụng. Do vậy tiềm năng TKNL cho thiết bị này là khá cao. Phương pháp TKNK cho các thiết bị quạt công nghiệp cũng tương tự như đối với động cơ điện.
Bơm
Nguyên lý của bơm là đưa phần năng lượng đến lưu chất, đưa lưu chất tuần hoàn qua đường ống hoặc đạt được cột áp ở mức cao hơn. Trong công nghiệp bơm có nhiều loại khác nhau như bơm hướng trục, bơm ly tâm, các loại bơm bánh răng, bơm cánh quạt...
Nắm vững nguyên lý của bơm chính là góp phần giảm tiêu hao năng lượng lớn ở thiết bị bơm công nghiệp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây giảm hiệu suất bơm như: Dùng van tiết lưu có điều khiển, vận hành bằng van bướm cố định, van bị ồn, một hệ thống sử dụng nhiều bơm, tự ý thay đổi so với thiết kế ban đầu, bơm vận hành quá tải...Nắm được nguyên lý, ứng dụng của bơm và những nguyên nhân gây giảm hiệu suất để biết khắc phục kịp thời chính là góp phần giảm tiêu hao năng lượng lớn ở thiết bị bơm công nghiệp.
Trần Liễu