Nếu không xử lý kịp thời, lớp cặn này bám ngày càng dày làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt và lưu thông nước, vừa tốn năng lượng vừa kéo dài gian sản xuất, lại làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Theo biểu đồ năng lượng do Tập đoàn Công nghiệp Liên bang ALERT (FTA-FEDERAL TECHNOLOGY ALERT) - Mỹ cung cấp với các thiết bị trao đổi nhiệt có lớp vẩy cặn dày 1- 1,5mm sẽ phải tiêu tốn thêm 8 -12% lương năng lượng tiêu thụ. Để khắc phục tình trạng trên, Cty Thiết bị và Thương mại Quang Dương vừa giới thiệu trên thị trường thiết bị SOFPAC, loại thiết bị khử cặn bằng sóng điện từ không chỉ khử cặn thanh chóng, tiện lợi mà còn có thể làm giảm hẳn quá trình hình thành cặn trên máy móc thiết bị.
Tiết kiệm điện 5% - 8%
Khử cặn điện từ bằng SOFPAC là phương pháp ứng dụng từ dụng từ trường biến thiên để phá các liên kết lon trong nước và ngăn không cho hình thành cặn trong đường ống. Nguyên lý phá cặn cũng rất đơn giản: người ta chỉ cần gỡ lớp bọc đệm bên ngoài đường ống rồi quấn quanh nó một lượng cáp tín hiệu và nguồn cung cấp năng lượng đặc biệt. Hệ thống cáp này sẽ nhận tín hiệu từ bộ vi xử lý và phát ra tổ hợp sóng từ trường biến thiên. Sự tương tác giữa từ trường với nước sẽ làm trung tính các tác nhân gây cặn và ngăn ngừa các lớp vảy cặn bám trong đường ống. Thông thường, các muối cácbonat can xi hoặc muối cacbonat magie tạo ra trong đường ống sẽ kết dính lại tạo thành cặn nhưng dưới tác dụng của từ trường chúng sẽ không bám được nữa mà bị nước cuốn đi. Ngoài ra, SOFPAC còn phá cặn cũ trong thiết bị bằng cách phát sóng điện từ làm nước bị phân cực mạnh tạo nên môi trường a xít yếu (H2CO3) có tác dụng làm mềm và làm bong các muối gây cặn. Khi lớp cặn cứng bị bong ra thì các cặn vô cơ khác như cặn sắt, cặn silic cũng đồng thời bong theo. Ưu điểm của SOFPAC là tiêu tốn rất ít điện (khoảng 30W- 70w/giờ). Trong khi năng lượng tiết kiệm được nhờ làm sạch đường ống là rất lớn. Theo ông Đỗ Quang Tuấn, Giám đốc Cty Quang Dương, những thiết bị trao đổi nhiệt có lớp cáu cặn dày 1-1,5 mm, sau 3 tháng sử dụng thiết bị SOFPAC khử cặn đã tiết kiệm 5 - 8% năng lượng.
Sử dụng đơn giản, không ô nhiễm môi trường.
Ngoài tác dụng tiết kiệm năng lượng thì việc làm sạch cặn còn tiết kiệm nước nhờ quá trình lưu thông nước diễn ra thuận lợi. SOFPAC lại không cần công nhân bảo dưỡng, bảo trì và vận hành vì nó hoạt động hoàn toàn tự động mà không tốn diện tích lắp đặt. Trước đây, các doanh nghiệp vẫn xử lý cặn theo phương pháp truyền thống là ngừng hoạt động máy móc để bơm axít vào hệ thống đường ống nhằm phá bỏ lớp cặn, thậm chí tháo thiết bị, dùng búa đục cho bong lớp cặn, vừa tốn thời gian, nhân lực, kinh phí, vừa gây ô nhiễm môi trường mà còn làm máy móc chóng hỏng. Trong khi đó, phương pháp khử cặn bằng sóng điện từ này không cần sử dụng hóa chất nên không sợ hỏng máy móc hay ô nhiễm môi trường, lại không phải định kỳ ngừng hoạt động tháo đỡ đường ống để đục phá cặn (kể cả khi lắp đặt thiết bị cũng không cần dừng sản xuất). Được biết, trước đây Cty Rượu Hà Nội cứ sau mỗi chu kỳ hoạt động 3 - 6 tháng lại phải dừng máy để tẩy rửa khử cặn, vừa tốn thời gian kinh phí vừa tốn nhân công. Tuổi thợ máy móc cũng không cao do phải dùng hóa chất để khử cặn. Từ khi lắp đặt thiết bị SOFPAC, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cty tăng lên đáng kể. Từ chỗ phải mất 4 giờ cho một chu kỳ nấu đường nay giảm xuống chỉ còn 3 giờ. Mức tiêu hao nước và năng lượng cũng giảm đi 5-10%. Đặc biệt không còn cảnh cứ mỗi đợt bảo dưỡng công nhân phải nghỉ việc hàng tuần để chờ vệ sinh khử cặn đường ống nồi hơi, lại còn giảm được chi phí bảo dưỡng vệ sinh định kỳ. Một số Cty chế biến thủy sản như Camimex, Cafatex vẫn thường phải chi phí hàng chục triệu đồng cho mỗi lần phá cặn giàn ngưng, mỗi năm lại phải dừng sản xuất để phá cặn 2 lần. Này chỉ cần đầu tư thiết bị phá cặn khoảng 30 - 40 triệu đồng là không còn lo lắng gì về hiện tượng cặn bám nữa. Thiết bị SOFPAC có tuổi thọ cao (khoảng 20 năm) lại được bảo hành 5 năm (theo đường dây nóng 0903.404001) nên các doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi đưa SOFPAC vào ứng dụng bảo vệ hệ thống thiết bị của mình.
Nguồn: Báo CNVN