Lợi dụng thời tiết để sản xuất điện
Ông Antoni Mamo, kỹ sư người Mỹ đã có ý tưởng lợi dụng thời tiết để sản xuất điện khi đang xem bản đồ thời tiết và ngắm các chữ áp suất thấp (T) và áp suất cao (C). Kỹ sư đã lật lại hồ sơ và thấy, ở một số vùng nước mỹ có áp suất khác nhau, tại sao chúng ta không nối các vùng đó lại với nhau bằng những đường ống. Khi đó không khí sẽ thổi từ máy có áp suất cao xuống vùng có áp suất thấp, rồi làm quay tua bin.
Tiếc thay, ông đã qua đời khi chưa kịp nhận bằng sáng chế đã tạo dựng một hãng với tên gọi ”Năng lượng lạnh” hiện đang thực hiện ý tưởng đó bằng cách đặt đường ống ở bang Argona và dự kiến bán điện với giá rẻ.
Những phép tính và thử nghiệm cho thấy, trong đường ống với những mặt cắt thay đổi và dài 200-300 km sẽ tạo ra ”luồng gió lùa” siêu am chỉ với chênh lệch áp suất giữa hai đầu là 0,03 atmotphe. Theo giám đốc hãng, công suất của nhà máy điện sẽ là hàng trăm MW. Nhưng để không quá lệ thuộc vào sự biến đổi của thời tiết, nhà máy đó phải gồm vài đường ống với van điều chỉnh để chọn địa điểm thu và xả không khí.
Dùng cây xanh sản xuất điện
Không ai có thể giải thích nổi việc sản xuất điện từ cây xanh, nhưng lại rất hiệu quả. Nhà sáng chế Gordon Wol nói: ”thật dễ tin, luồn một lõi nhôm qua vỏ thân cây xanh, còn dây đồng thì chôn xuống đất gần đấy, sâu độ 20cm. Hãy thử dùng đồng hồ đo điện, giữa lõi nhôm trong thân cây và ống đồng có điện thế 0,8-1,2 vôn điện một chiều”.
Hãng map Cap Engineering ở Massachusetts Mỹ đã có ý đồ sản xuất điện bằng cách này và các kỹ sư tin rằng sau một vài năm nữa chúng ta có thể kéo điện từ rừng và công viên về nhà. Thiết bị mẫu của ông đã cho được 2 vôn. Trong thời gian tới, những nười nhiêut tình với loại ”cây xanh” này hứa thu 12 vôn và cường độ dòng điện trong 1 ampe/cây xanh. Nhưng đây chưa phải là giới hạn cuối cùng và chỉ một vài chiếc đinh cong cũng có thể giúp tăng công suất điện, còn kích thước của ”cây cho điện” không có ý nghĩa gì. Không hiểu tại sao điện áp lại tăng khi cây rụng lá vào mùa đông.
Lấy điện từ làn sóng điện
Công ty Am bient Micro đặt ra mục tiêu tận dụng nguồn năng lượng làn sóng điện còn đang lãng phí bằng cách dựng ăng ten từ và những cụm thiết bị biến các tín hiệu vô tuyến chạy qua thành dòng điện một chiều. Đương nhiên, công suất điện này rất nhỏ chỉ bằng một phần Watt, nhưng cũng đủ để cung cấp cho các thiết bị điện tử khác nhau, các bộ phận cảm biến mà không cần dùng pin và ắc quy như hiện nay.
Công ty này hiện đang chế tạo loại thiết bị có thể tận dụng được mọi phế liệu trên làn sóng điện vô tuyến một cách đồng thời. Mọi thứ ánh sáng, sóng vô tuyến, tiếng ồn và nhiệt độ chênh lệch và họ đã cho ra đời một mẫu thiết bị như vậy rồi.
Lấy điện từ nhà vệ sinh và cổng rãnh.
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Pennsylvania đã thiết ké một nhà máy điện mini đặt trong nhà vệ sinh. Một ống nhựa dài 15cm nối với bồn vệ sinh để sản xuất điện. Nhờ các phản ứng hoá học giữa các phế liệu do hoạt động sống của các vi khuẩn tạo ra, các electron bắt đầu di chuyển giữa các nguyên tử và bị các điện cực tóm bắt và xuất hiện dòng điện đủ để thắp sáng trong nhà vệ sinh. Còn nếu đặt thiết bị đó trên các đường ống nước thải của toàn thành phố thì đủ điện để chạy tầu điện. Như vậy, vừa có điện lại vừa làm sạch nước thải.
Từ phế liệu
Từ nước sạch
Nước sạch cũng là một nguồn điện, giáo sư Larmy Kostuk ở trường Đại học tổng hợp Alberta, Canada đã tìm được một phương thức mới có thể sản xuất điện từ nước sạch và đã chế tạo ra một thiết bị thực nghiệm. Sáng chế này thực hiện một hiện tượng gọi là lớp điện kép. Nếu nước chảy qua một kênh đwongf kính 10 micron với các thành không dẫn điện thì ở cuối kênh xuất hiện điện tích dương, còn ở đầu kênh là điện tích âm. Để sản xuất ra điện chúng ta chỉ cần những đường ống nhỏ xíu và nước, như nước mưa chẳng hạn. Máy phát điện đầu tiên của vị giáo sư nàu có kích thước 2cm với gần 40.000 đường kênh nhỏ xíu cho nguồn điện được 10vôn.
Nguyễn Văn Ái