Sẽ có biodiesel từ dầu thực vật vào năm 2008.
Các nghiên cứu này chủ yếu đi theo hướng điều chế biodiesel bằng phương pháp ester hoá. Năm 2000, một số nhóm nghiên cứu ở Viện Hoá học, Viện Môi trường (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) và ở Trung tâm Khoa học môi trường và phát triển bền vững thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, bắt đầu nghiên cứu công nghệ siêu âm để điều chế nhiên liệu biodiesel từ dầu thực vật.
Năm 2001, nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn công nghệ chế biến dầu khí và Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc - hoá dầu (Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM) đã đầu nghiên cứu khả năng sản xuất biodiesel từ các nguồn dầu thực vật. Có thể nói, tại Việt Nam, khả năng sản xuất biodiesel từ nguồn dầu ăn phế thải là một trong những định hướng hoàn toàn khả thi. Có khả năng đây sẽ là lời giải đáp cho các dự án sản xuất biodiesel về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình này còn góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường do các nguồn dầu ăn thải gây ra từ các quá trình chế biến thực phẩm. Riêng Thành phố Hồ Chí
Hiện nay nhóm các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hoá dầu, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM đã tiến hành dự án "sản xuất thử nghiệm xây dựng quy trình công nghệ, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất nhiên liệu biodiesel từ dầu ăn phế thải với công suất 2 tấn/ngày". Theo kế hoạch dự kiến đến tháng 8/2008 sẽ cho ra những sản phẩm đầu tiên. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất biodiesel là dầu ăn phế thải và methanol. Nguồn dầu ăn phế thải, phế phẩm sẽ được thu gom từ các nhà máy tinh luyện dầu ăn (Nhà máy dầu ăn Nhà Bè: 50 tấn/tháng; Nhà máy dầu ăn Tân Bình: 50 tấn/tháng), các nhà máy chế biến thực phẩm có sử dụng dầu ăn (Công ty Masan - mì ăn liền Chinsu: 8 - 10 tấn/tháng; Công ty Vietnam Northern Viking Technologies NVT: 1,2 tấn/tháng), và một số nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ (Saigon New World, KFC,...). Theo ước tính, lượng dầu thải từ những khu vực này có thể lên đến 4 - 5 tấn/ngày.
Tạo nguồn năng lượng sạch cho tương lai.
Việc nghiên cứu, triển khai sản xuất biodiesel từ các nguồn chất thải trong sản xuất nông nghiệp (biamass) và các loại dầu thực vật, mỡ động vật, là góp phần đa dạng hoá, tạo ra nguồn năng lượng sạch cho tương lai. Biodiesel sẽ góp phần thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch đang cạn kiệt dần, tiến tới thay thế hoàn toàn nhiên liệu diesel truyền thống bởi biodiesel (B100). Phát triển biodiesel còn thiết thực góp phần giải quyết an ninh năng lượng, phát triển ngành nông lâm nghiệp trồng cây có dầu, tận dụng các vùng đất hoang hoá, không thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực.
Ngoài ra, do tình hình không ổn định về giá dầu thô trên thế giới hiện nay theo xu hướng ngày càng tăng, giá của nhiên liệu diesel cũng tăng theo. Trong bối cảnh nguồn cung cấp các nguồn nhiên liệu từ dầu mỏ nói chung và nhiên liệu diesel nói riêng không ổn định, việc tìm kiếm một nguồn nhiên liệu thay thế, có thể kiểm soát được là hoàn toàn cần thiết...
TS. Nguyễn Hữu Lương
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM