[In trang]
Kinh tế khó khăn nhưng cao ốc xanh lại phất
Thứ ba, 21/07/2009 - 10:51
Khai thác triệt để năng lượng thiên nhiên và tiết kiệm tối đa năng lượng khi sử dụng là mục tiêu của những “Cao ốc xanh” đang thu hút cả những nhà đầu tư trong và ngoài nước hiện nay.

“Cao ốc xanh” - đó là cụm từ được nhiều doanh nghiệp (DN), doanh nhân nhắc đến trong thời gian gần đây. Ưu điểm của các cao ốc này là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các DN. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, một trong những ưu tiên hàng đầu là tiết kiệm chi phí ngay tại công sở.

cũng giống như các hệ thống chứng nhận công trình xanh trên thế giới như LEED, BREEAM của Vương quốc Anh, Green Star của Úc hay Green Mark của Singapore, hệ thống Lotus được xây dựng dựa trên hệ thống quốc tế, áp dụng phù hợp cho các dự án của Việt Nam.

Ưu điểm của việc xây dựng các cao ốc theo chuẩn Lotus là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các DN. Trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải các-bon, tiết kiệm từ 30% - 50% lượng nước sử dụng và từ 50% - 90% chi phí xử lý chất thải.

Cũng theo VGBC, nếu đầu tư xây dựng dự án theo chuẩn xanh Lotus, chủ đầu tư sẽ có hai chiến lược để lựa chọn. Đó là chiến lược chi phí trung bình và chiến lược chi phí cao.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn có được nhiều lợi ích kinh tế. Về ngắn hạn, bên cạnh việc thực hiện tiết kiệm trong xây dựng, các công trình còn có chất lượng cao hơn và từ đó tác động đến giá trị trước khi bán sản phẩm dự án và giá trị cho thuê.

Ở góc độ kinh tế lâu dài, các công trình xanh sẽ tiết kiệm nhiều loại chi phí như chi phí điện thấp hơn, tiết kiệm nước, chi phí bảo trì, nâng cấp sẽ thấp hơn so với những cao ốc bình thường và kết quả là khách hàng thuê cũng sẽ được hưởng lợi với việc trả mức phí quản lý thấp hơn.

Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thực tế các cao ốc xanh tại Việt Nam vẫn chưa được hình thành bài bản mà chỉ mới ở dạng sơ khai. Cái khó của Việt Nam là các doanh nghiệp (DN) địa ốc, khách hàng chưa quen với khái niệm này khi con số dự án xanh đạt chuẩn quốc tế chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Nguyên nhân chính là do giới kinh doanh chỉ chú trọng đến lợi nhuận trước mắt, còn khách hàng vì không đủ khả năng tài chính cũng chưa quan tâm yếu tố thân thiện môi trường.

Thêm vào đó, sau một thời gian phát triển quá nóng, thị trường cho thuê văn phòng giờ đây đang rơi vào khủng hoảng thừa. Do đó, trước mắt, các chủ đầu tư vẫn đang chủ yếu tìm mọi biện pháp để nhằm giảm thiểu khoản lỗ của mình hơn là vấn đề môi trường. Mặt khác, kinh phí đầu tư trước mắt vào các cao ốc xanh này quá lớn nên DN trong nước còn cầm chừng.

(Nguồn: xaluan.com)