Trong chuyến thăm của mình tới Nhà Trắng vào hôm thứ ba vừa qua, Phó thủ tướng Ấn Độ, ông Modi đã bắt tay hợp tác với Mỹ trong dự án năng lượng tái tạo mới nhất trị gía 1 tỉ đô-la Mỹ
Sự hợp tác giữa hai nước không chỉ làm nổi bật lên mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo mà còn mở đường cho một số công ty đa quốc gia ở Mỹ tiến hành đầu tư cải thiện hệ thống pin quang năng dạng mái ở đất nước này và hiện đại hóa cũng như nâng cao chất lượng của hệ thống lưới điện Quốc gia.
Theo như báo cáo của Nhà Trắng, Mỹ và Ấn Độ sẽ hợp tác trong hai dự án năng lương mặt trời đó là: kế hoạch tài chính năng lượng sạch Mỹ -Ấn (ICEF) và chương trình hợp tác tài chính năng lượng mặt trời Mỹ- Ấn (CSFP). ICEF sẽ cung cấp một khoản đầu tư lên tới 20 triệu đô hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị. Số tiền này sẽ được tận dụng từ nguồn vốn 400 triệu đô-la Mỹ của công ty đầu tư tư nhân xuyên lục địa (OPIC) và một số các nhà đầu tư khác. Bên canh đó, CSFP sẽ có tổng số tiền đầu tư lên tới 40 triệu đô-la Mỹ - được lấy từ chính phủ Ấn Độ kết hợp cũng một số những tổ chức khác của Mỹ. CSFP sẽ tập trung vào phát triển cả hệ thống pin quang năng dạng mái và ở dưới mặt đất.
Kế hoạch mới với mục tiêu đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch
Tháng 9 năm 2014, Obama và Modi đã cùng cam kết sẽ tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn trong vấn đề phát triển năng lượng sạch (PACE). Sau hơn hai năm với cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng, cả hai nước đã đưa ra những kế hoạch nhằm thúc đẩy hơn nữa ngành công nghiệp đầy hứa hẹn này, đồng thời thảo luận về mức đóng góp được ấn định ở cấp quốc gia (INDC) trong khuôn khổ Hiệp định Khí hậu Paris.
Cả hai nước thống nhất sẽ nỗ lực hết mình vì mục tiêu giúp Ấn Độ triển khai được 175GW điện “sạch” vào năm 2022. Hoa Kỳ cũng cam kết rằng sẽ cung cấp cho Ấn Độ 5,4GW điện năng thông qua các dự án nước này lắp đặt tại Ấn Độ. Một trong số đó phải kể đến dự án của công ty 8minutenergy – dự án được mong đợi sẽ có thể cung ứng cho thị trường Ấn Độ 4GW điện năng. Con số này sẽ giúp chính phủ Ấn Độ đạt được mục tiêu 60GW điện từ năng lượng tái tạo với các công trình quy mô vừa và lớn - một mục tiêu được cho là đầy tham vọng của đất nước này. Bên cạnh đó, dự án của 8minutenergy sẽ giúp cho Ấn Độ giải quyết hơn 10.000 việc làm cho công nhân.
Ông Buttgenbact, chủ tịch kiêm nhà sáng lập công ty 8minutenergy cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức mình để có thể tăng cường quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn trong lĩnh vực năng lượng xanh – từ việc hỗ trợ thi công đến việc quản lý và điều hành – tất cả để hoàn thành nhanh nhất những mục tiêu đã để ra. Cụ thể hơn, trong quá trình hỗ trợ phía Ấn Độ, chúng tôi sẽ sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất cùng những giải pháp nhằm tối đa hóa quá trình khai thác cũng như là đa dạng hóa lựa chọn giải pháp lưu trữ đối với nguồn năng lượng mặt trời tại đây”.
Ngoài 8minutenergy,Sunlink – một công ty năng lượng lớn của Mỹ cũng sẽ tiến hành hợp tác với các công ty điện từ Ấn Độ với mục tiêu sẽ giúp nước này sở hữu thêm 1,4GWG điện mặt trời với dự án kéo dài trong 5 năm tới.
Trong chuyến thăm lần này, hai nước tiếp tục nhấm mạnh tới mục tiêu năng lượng tái tạo đó chính là mở rộng hợp tác phát triển hơn nữa hệ thống pin quang năng dạng mái ở 3 bang của Ấn Độ và đưa ra các bước để tiến hành tích hợp quy mô của các dự án năng lượng tái tạo thông qua kế hoạch “Greening the Grid”. Được biết kế hoạch này bao gồm bản hợp đồng trị giá 18 triệu đô-la Mỹ nhằm thực hiện chiến lược hội nhập nói trên. Thêm vào đó là kế hoạch thí điểm công nghệ mới trong cân bằng hệ thống lưới với mức đầu tư lên tới 4.7 triệu đô-la Mỹ.
Cuối cùng, hai nước cũng sẽ chú trọng đến việc hoàn thiện cũng như nâng cao chất lượng bản đồ tài nguyên năng lượng tại Ấn Độ. Điều này sẽ giúp các nhà phát triển và các nhà đầu tư dễ dang hơn trong việc hoạch định và lên ý tưởng cho các dự án mới.
Minh Thúy (Theo PV-Tech)