Thế vận hội Olympic 2016 và Paralympic được chứng nhận đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững cho các sự kiện, tiêu chuẩn ISO 20121. Tiêu chuẩn ISO 20121 được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo rằng các sự kiện được tổ chức một cách kinh tế và thân thiện với môi trường, thải ra lượng rác thải tối thiểu, tiêu thụ mức năng lượng tối thiểu và không gây ra tác động tiêu cực cho cộng đồng địa phương.
Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Rio, Thế vận hội Mùa hè 2012 ở Luân Đôn và Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung 2014 ở Glashgow đã đạt được tiêu chuẩn này. Sân vận động Wembley cũng đang triển khai kế hoạch tổ chức và quản lý sự kiện để đạt được tiêu chuẩn này.
Nhà quản lý Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Rio, bà Julie Duffus nói: "Tính bền vững là mục tiêu của chúng tôi trong mọi giai đoạn tổ chức thế vận hội và việc chúng tôi đạt được giấy chứng nhận trên đã chứng minh điều đó."
Thế vận hội Rio sẽ kết hợp nhiều biện pháp để tiết kiệm nước, cắt giảm lượng chất thải và khí nhà kính mà các phương tiện giao thông vận tải, sân vận động và chính các sự kiện thải ra, bao gồm: Xây dựng trụ sở "bền vững": Thế vận hội mùa hè 2016 đặt trụ sở chính tại một tòa nhà tạm thời, 80% cấu trúc của tòa nhà sẽ được tái sử dụng sau khi tòa nhà được dỡ bỏ khi thế vận hội kết thúc. Tòa nhà này tiêu thụ ít hơn 70% năng lượng so với các tòa nhà thông thường. Hệ thống chậu rửa mặt trong phòng tắm có đồng hồ bấm giờ và vòi nước dạng tia cùng hệ thống tích trữ nước mưa sẽ giúp tòa nhà cắt giảm lượng nước tiêu thụ.
Dầu đi-ê-zen sinh học được sử dụng có nguồn từ dầu ăn tái chế. Đội xe buýt và xe tải phục vụ tại Thế vận hội chạy bằng dầu đi-ê-zen chứa 20% dầu ăn tái chế, thải ra lượng khí các-bon và lưu huỳnh ít hơn so với dầu đi-ê-zen khoáng chất.
Chương trình logistics hiệu quả cũng được triển khai, theo đó thế vận hội Rio 2016 đã thiết kế một mô hình tuyến đường thông minh để tiết kiệm thời gian vận chuyển hơn 30 triệu sản phẩm sẽ được mua để phục vụ Olympic.
Để thực hiện kế hoạch cắt giảm khí thải các-bon, ban tổ chức có kế hoạch cắt giảm 100% lượng khí các-bon mà thế vận hội thải ra, tương đương với khoảng 500,000 tấn khí CO2 mà các hoạt động của thế vận hội trực tiếp thải ra và khoảng 1.5 triệu tấn CO2 do khán giả thải ra. Các ngành nông nghiệp, sản xuất và xây dựng dân dụng đều triển khai kế hoạch này.
Ngoiaf ra, để thực hiện kế hoạch quản lý rác thải, bao gồm chương trình tái chế, các chương trình thay đổi hành vi và chương trình biến rác thải thành phân bón.
World Cup năm 2014, cũng được tổ chức tại Brazil, đã được ca ngợi là một trong những giải đấu bền vững nhất từ trước đến nay.
Ngọc Diệp (Theo Edie.net)