Quá tập trung đầu tư vào lưu trữ năng lượng dẫn đến việc chi phí lưu trữ năng lượng quá cao so với thực tế.
Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) đã tiến hành đánh giá giá trị thực sự của công nghệ lưu trữ năng lượng bằng cách phân tích chi phí đầu tư vào công nghệ này và lợi ích tài chính mà nó đem lại. Và theo báo cáo của hội đồng WEC, chi phí lưu trữ năng lượng hiện nay quá cao so với chi phí thực tế.
Hội đồng WEC uớc tính rằng trong vòng 15 năm nữa, chi phí lưu trữ năng lượng sẽ giảm 70% bởi công nghệ lưu trữ năng lượng mặt trời bằng pin và các cải tiến kỹ thuật khác sẽ làm chi phí giảm đi đáng kể.
Lưu trữ năng lượng gió còn trở nên hấp dẫn hơn nữa khi các tiến bộ kỹ thuật trong vật liệu hỗn hợp (vật liệu compozit) sẽ làm sản lượng điện năng sản xuất ra từ năng lượng gió tăng lên đáng kể.
Theo báo cáo của hội đồng WEC, các nhà hoạch định chính sách nên tăng cường kiểm tra việc tích trữ năng lượng bằng cách nghiên cứu các trường hợp điển hình và hợp tác với các nhà khai thác và quản lý lưu trữ năng lượng để thúc đẩy thị trường phát triển linh hoạt.
Họ cũng nên coi lưu trữ năng lượng là một biện pháp hàng đầu để mở rộng lưới điện quốc gia. Do đó, họ nên đưa ra các chính sách và khung pháp lý phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc giao dịch các công nghệ lưu trữ năng lượng.
Ông Christoph Frei, Tổng thư ký của hội đồng WEC cho biết: "Lưu trữ năng lượng là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Khi chi phí thu thập và lưu trữ năng lượng gió và mặt trời giảm xuống, các nước trên toàn thế giới sẽ tăng cường triển khai các dự án lưu trữ năng lượng. Thị trường rất hào hứng với lĩnh vực lưu trữ năng lượng, không chỉ bởi việc cắt giảm chi phí mà còn vì lợi ích kinh tế và nhiều lợi ích khác mà công nghệ lưu trữ năng lượng có thể đem lại".
Ngọc Diệp (Theo Energy Live News)