[In trang]
Đại dương cũng thải ra khí nhà kính
Thứ sáu, 22/01/2016 - 09:56
Một lượng lớn khí các-bon đi-ô-xít đã được thải ra từ đại dương theo một cách ít ai có thể ngờ tới. Đây cũng là chủ đề thú vị mà các nhà khoa học cần giải đáp để có thể hiểu thêm về tình hình biến đổi khí hậu.

Một lượng lớn khí các-bon đi-ô-xít đã được thải ra từ đại dương theo một cách ít ai có thể ngờ tới. Đây cũng là chủ đề thú vị mà các nhà khoa học cần giải đáp để có thể hiểu thêm về tình hình biến đổi khí hậu.

Một báo cáo nghiên cứu khoa học mới đây đã đề cập tới vấn đề khí CO2 do đại dương thải ra môi trường. Báo cáo được đăng trên tạp chí thẩm định Marine Chemistry (Hóa Học Biển) và được viết bởi một nhà khoa học làm việc trong phòng nghiên cứu Mote Marine, hợp tác với Viện Công Nghệ Georgia và phòng thí nghiệm Laboratoire des Sciences du Climat et de l’Environnement của Pháp. Nghiên cứu nhận được một phần tài trợ từ quỹ Khoa Học Quốc Gia Mỹ và văn phòng Nationale de la Reserche (Nghiên Cứu Quốc Gia) của Pháp.

Cửa sông Công-gô

Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu vấn đề hóa hữu cơ và các tạp chất giàu các-bon lắng đọng ngoài đại dương ở độ sâu 16,400 feet (khoảng 5,000 mét) dưới mực nước biển. Các loài vi khuẩn được nuôi dưỡng bởi các tạp chất này sẽ thải khí nhà kính các-bon đi-ô-xít ra ngoài bằng cách sử dụng một số chất hóa học đặc thù trong môi trường sống của chúng. Nghiên cứu mới này đã áp dụng kỹ thuật điện hóa để tiến hành phân tích cách thức vi khuẩn hoạt động trong các lớp bồi tích ngoài đại dương từ cửa sông Công-gô ở Châu Phi và cửa sông Mississippi ở Mỹ. Kết quả cho thấy các vi khuẩn nằm sâu dưới đáy đại dương này đã sử dụng các “nguyên liệu” không thể ngờ đến trong quá trình thải ra CO2, đó là các i-ông kim loại từ lâu đã được cho là không tồn tại ở độ sâu như thế. Kết quả này lại dẫn đến một câu hỏi khác đó là số lượng khí nhà kính thải ra từ các lớp bồi tích dưới lòng biển là bao nhiêu.

và cửa sông Mississippi là hai địa điểm được nghiên cứu. 

Trọng tâm của nghiên cứu là thời điểm và vòng đời của tạp chất dưới lòng đại dương. Việc hiểu rõ về các lớp trầm tích biển là vô cùng quan trọng đối với sự nghiên cứu chu trình các-bon trên trái đất.

“Chúng ta càng hiểu rõ về chu trình các-bon, biết được địa điểm, thời gian và dạng các-bon sinh ra thì chúng ta càng có nhiều khả năng mô phỏng và dự đoán các quá trình trong tự nhiên như biến đổi khí hậu.” Jordon Beckler, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (Postdoctoral Research Scientist) tại Mote, cũng là chủ nhiệm của nghiên cứu cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu về một mảng trong chu trình các-bon mà ít người biết tới. Tại một số địa điểm đặc biệt dưới lòng biển, nơi bị ảnh hưởng bởi các dòng sông lớn, chúng tôi đã thấy chất các-bon dưới đó có những điểm tương đồng đáng ngạc nhiên với hầu hết những gì mà chúng tôi đã quan sát được ở mực nước nông. Điều này sẽ tạo ra những ứng dụng quan trọng đối với chu trình các-bon ở đại dương.”

Jordon Beckler - chủ nhiệm nghiên cứu 

Các-bon dưới dạng chất hữu cơ có ở hầu hết các sinh vật sống như cây cối, động vật và cả các sinh vật phù du siêu nhỏ. Khi các cơ thể sống này chết đi, phần lớn các chất hữu cơ sẽ dần thấm vào nước, chảy ra sông và dần dần chìm xuống biển, sau đó được phân hủy bởi vi khuẩn, thải ra khí Co2 và các hợp chất khác. Hầu hết hoạt động này diễn ra ở vùng nước nông trên các thềm lục địa, nhưng vẫn có một vài chất các-bon hữu cơ trôi ra ngoài và dần tích tụ tại sườn lục địa hoặc có trường hợp trôi ra xa hơn và lắng lại ở đáy biển.

Biết được lượng các-bon tích lũy dưới đáy và lượng bị phân hủy để tạo ra CO2, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra một phỏng đoán chính xác hơn cũng như xây dựng nên những mô hình liên quan đến bầu không khí của trái đất, hóa học đại dương và khí hậu một cách lâu dài.

Thanh Thảo (Theo sciencedaily.com)