[In trang]
Hơn một nửa đầu tư năng lượng sạch "chảy" vào thị trường mới nổi
Thứ bảy, 05/12/2015 - 16:03
Theo một báo mới được phát hành, lần đầu tiên vào năm 2014, các thị trường mới nổi đã thu hút nhiều đầu tư năng lượng sạch hơn các nước phát triển.

Climatescope, báo cáo chỉ số cạnh tranh năng lượng sạch quốc gia của hệ thống dữ liệu Tài Chính Năng Lượng Mới Bloomberg (Bloomberg New Energy Finance) đã cho thấy, 55 quốc gia - được coi là những thị trường mới nổi - đã đạt được mức đầu tư về năng lượng tái tạo hàng năm cao kỷ lục – 126 tỷ USD trong năm 2014, tăng 39% so với năm 2013.

Báo cáo này nêu rõ: “Dựa trên các số liệu đo lường quan trọng về đầu tư năng lượng sạch, phát triển chính sách và bổ sung thêm công suất năng lượng sạch, năm 2014 là một năm thành công của các quốc gia Climatescope nói chung. Thật vậy, bằng chứng là các trung tâm năng lượng sạch đã chuyển “từ Bắc sang Nam”, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển”.

Tăng trưởng toàn cầu

55 quốc gia Climatescope gồm các nước châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-be. Nhóm này bao gồm các quốc gia đang phát triển lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Brazil, Chile, Mexico, Kenya, Tanzania và Nam Phi.

Báo cáo chú ý đến sự tăng trưởng đáng kể ở Trung Quốc, nơi những máy phát điện tái tạo công suất 35GW được lắp đặt, nhiều hơn công suất của ba nước Mỹ, Anh và Pháp năm 2014 cộng lại.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong xu hướng hiện tại và công suất năng lượng sạch ở nước này đang tăng trưởng nhanh gấp đôi so với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cũng nằm trong nhóm Climatescope.

"Gông xiềng" kinh tế

Sự tăng trưởng này vẫn diễn ra mặc dù mức độ phát triển kinh tế của 55 quốc gia này còn chậm. Tăng trưởng GDP trung bình của các nước này giảm khoảng 0,5% – 5,7%. Tuy nhên, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc vẫn thu hút tổng cộng 103 tỷ USD trong đầu tư năng lượng sạch.

Điều này được thúc đẩy một phần bởi chi phí năng lượng sạch đang ngày càng giảm. Các chi phí cho quang điện mặt trời đã giảm 15% so với cùng kỳ năm trước trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, năng lượng mặt trời trởi là một yếu tố gây cạnh tranh trong 55 quốc gia này do giá nhiên liệu hóa thạch cao và điều kiện thời tiết nắng nóng. Năng lượng gió, thủy điện nhỏ, địa nhiệt và sinh khối cũng đang ngày càng trở nên cạnh tranh.

It has already been suggested that Africa could generate 50% of its energy from renewable sources by 2030 if they were to follow guidelines laid out in a report from the International Renewable Energy Association.

Việc cần làm

Mặc dù năng lượng mặt trời liên tục tăng lên, khoảng 1,3 tỉ người vẫn tiếp tục phải sống trong cảnh thiếu năng lượng. Tanzania đang dẫn đầu trong việc tạo ra năng lượng sạch, có sẵn cho người dân thông qua những lưới điện tái tạo mini quy mô nhỏ. Bangladesh, Kenya, Nepal và Uganda cũng hoạt động rất tốt.

Bài báo cho rằng, châu Phi có thể tạo ra 50% năng lượng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030 nếu họ thực hiện theo những hướng dẫn được đưa ra trong một báo cáo của Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Quốc tế.

Mai Linh (theo Edie)