[In trang]
Hệ thống biến chất thải thành điện lớn nhất thế giới tại Mỹ
Thứ bảy, 24/10/2015 - 10:13
Công ty cấp thoát nước D.C Water (Mỹ) vào tuần trước đã công bố hệ thống biến chất thải thành năng lượng mới, trị giá 470 triệu USD của mình.

Công ty cấp thoát nước D.C Water (Mỹ) vào tuần trước đã công bố hệ thống biến chất thải thành năng lượng mới, trị giá 470 triệu USD của mình. 

Hệ thống này chuyển đổi bùn rắn - hay còn gọi chất thải của con người - thành năng lượng sạch, tái tạo. D.C Water là cơ sở đầu tiên ở Bắc Mỹ sử dụng hệ thống thủy phân nhiệt của Na Uy trong một nhà máy xử lý đô thị. Dự án này chuyển đổi bùn rắn, hay còn gọi là phân người thành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và theo các lãnh đạo của D.C Water, đây là hệ thống chuyển đổi chất thải thành năng lượng lớn nhất trên thế giới.

Công ty Na UyCambi AS xây dựng hệ thống thủy phân nhiệt cho D.C Water đã sử dụng công nghệ “nồi áp suất” hoặc “nổ hơi nước”. Quá trình kết hợp áp suất với nhiệt độ cao để áp lực đun các chất rắn ở cuối giai đoạn xử lý chất thải, làm cho chất rắn sinh học tự phân hủy nhiều hơn, cải thiện hiệu suất tiêu hóa trong 4 bể phân hủy yếm khí bê tông cao khoảng 2,5m.

Khí metan được giữ lại và đưa tới 3 tua-bin có kích thước như động cơ phản lực để sản xuất điện sạch, tái tạo.

“Dự án này phản ánh sự chuyển đổi từ việc xử lý nước thải thành tận dụng nó như một nguồn tài nguyên”, Giám đốc điều hành của D.C Water đồng thời là Tổng giám đốc công ty, ông Georfe S. Hawkins phát biểu. “Chúng tôi tự hào là người đầu tiên mang tới sự đổi mới này đến với Bắc Mỹ vì lợi ích của những người đóng thuế, cho ngành công nghiệp này và cho môi trường”.

Kể từ khi đi vào hoạt động hồi tháng Chín, hệ thống này đã sản xuất được 10 megawat điện từ nước thải, tương đương với một phần ba năng lượng cung cấp cho nhà máy xử lý nước thải Blue Plains diện tích 157 mẫu Anh (khoảng 60 hecta).

Nhà máy xử lý nước thải lớn nhất thế giới này có công suất 1,40045 triệu m3 mỗi ngày và cũng là nơi tiêu thụ điện lớn nhất tại thủ đô Washington D.C. Hệ thống biến nước thải thành năng lượng này được kỳ vọng sẽ giúp công ty tiết kiệm khoảng 10 triệu USD tiền điện mỗi năm và sẽ cắt giảm lượng khí thải carbon xuống còn một phần ba so với hiện tại.

Mai Linh (theo Inhabitat)