Ngôi nhà 4 phòng ngủ với tên gọi Furrows sẽ được lắp đặt một hệ thống năng lượng tái tạo độc đáo cho phép tạo ra hơn 13.000 kWh điện và nhiệt mỗi năm.
Khoảng 5.000 kWh trong số đó sẽ do những người chủ của Furrow sử dụng và 8.000 kWh còn lại sẽ được hòa vào lưới điện – đủ để cung cấp cho 2 ngôi nhà nữa.
Ngôi nhà Furrows là sự kết hợp giữa 64 tấm pin quang điện và nhiệt mặt trời, tất cả năng lượng dự phòng được chuyển vào một hệ thống lưu trữ để sử dụng vào buổi tối, khi không có ánh sáng mặt trời.
Không giống như các tấm pin quang điện mặt trời tiêu chuẩn chỉ đơn giản chuyển ánh sáng mặt trời thành điện năng, các tấm pin nhiệt năng mặt trời cũng giúp thu nhiệt, tăng cường hiệu quả tới 12%.
Nhiệt năng dư thừa được sử dụng để đun nước nóng trong nhà trong khi hệ thống lưu trữ giúp ngôi nhà hoàn toàn không cần dùng điện lưới tới 85% thời gian.
Hệ thống năng lượng sạch
Ngôi nhà Furrows là một công trình được Giáo sư Catherine Mitchell, Trường Đại hoc Exeter truyên bố là có thể “cách mạng hóa hệ thống năng lượng”, với sự kết hợp giữa năng lượng tái tạo tích trữ và năng lượng tái tạo tại chỗ.
Ngôi nhà Furrows đã được hoàn thành trong một tháng sau khi được ca ngợi là ngôi nhà năng lượng dương đầu tiên tại xứ Wales của Anh.
Công trình này là sản phẩm thiết kế của Trường Kiến trúc Welsh thuộc Đại học Cardiff. Các tấm pin mặt trời cũng được lắp đặt trên mái nhà và tích hợp ở cửa số, còn pin nhiên liệu gắn trên tường để tích trữ năng lượng và cân bằng nhu cầu.
Ngôi nhà này cũng có một bộ thu nhiệt mặt trời, nó sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng không khí cho hệ thống thông gió và hệ thống thu hồi nhiệt để đun nước.
Mai Linh (theo Edie)