[In trang]
Tăng gấp 5 lần hiệu quả năng lượng trong ngành hàng không
Thứ hai, 01/06/2015 - 08:39
Trung tâm nghiên cứu hàng không Amstrong thuộc NASA đang triển khai dự án LEAPTech với triển vọng mở ra kỉ nguyên mới trong công nghệ hàng không nhờ công nghệ lực đẩy điện.

Trung tâm nghiên cứu hàng không Amstrong thuộc NASA đang triển khai dự án LEAPTech với triển vọng mở ra kỉ nguyên mới trong công nghệ hàng không nhờ công nghệ lực đẩy điện.

Các nhà nghiên cứu của trung tâm này đã tiến hành thử nghiệm áp dụng công nghệ lực đẩy điện vào việc thiết kế một cánh máy bay. Cụ thể, chiếc cánh máy bay đặc biệt này có sải cánh rộng 9,4 mét , gồm 18 động cơ điện dạng cánh quạt có chiều quay xuôi ngược xen kẽ nhau nhằm tạo ra lực đẩy mạnh hơn cho thân máy. 

Các động cơ còn nổi trội với kích thước nhỏ gọn, dễ tháo lắp, hoạt động ổn định và không gây tiếng ồn. Toàn bộ quy trình lắp ráp được thực hiện bằng cần cẩu. 

Để đánh giá hiệu quả của công nghệ lực đẩy điện, các nhà khoa học đã so sánh hoạt động của một máy kéo được lắp đặt loại cánh quạt mới với một máy kéo thông thường. Kết quả, công nghệ mới đã giúp máy kéo tăng gấp 5 lần hiệu quả năng lượng. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí vận hành của máy bay có thể giảm tới 30% và một lượng đáng kể khí CO2. 

Với những máy bay được trang bị động cơ ứng dụng công nghệ này, nhà điều hành mạng hàng không sẽ giảm thiểu đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liêu hoá thạch, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn và tăng cường hiệu suất hoạt động.

Chủ nhiệm dự án, Joeben Bevirt, cho biết ông đang nỗ lực phổ biến công nghệ này trong một vài năm tới. Các lãnh đạo cấp cao của NASA cũng đánh giá cao tiềm năng của công nghệ đầy mới mẻ này. Ông Dennis Hines, Uỷ viên quản trị tham dự Trung tâm nghiên cứu hàng không Amstrong, cho biết: “Đây mới chỉ là bước khởi đầu của tương lai các-bon thấp với công nghệ chuyển động đẩy. Công nghệ này cũng mở ra một lĩnh vực mới xứng đáng để NASA, thậm chí là cả nước Mỹ đầu tư nghiên cứu”. 

Anh Tuấn (Theo CBS Los Angeles)