[In trang]
Ấn Độ cho ra mắt máy đóng bánh năng lượng sinh khối
Thứ hai, 09/03/2015 - 09:28
Việc sử dụng than bánh năng lượng trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác có thể tiết kiệm đến 30-35% tiêu thụ năng lượng.

Năng lượng là một trong số những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới. Giờ đây, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn cung năng lượng trong tương lai với sự ra đời của nhà máy đóng bánh năng lượng sinh khối của Ấn Độ. Những bánh than vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường sẽ trở thành một nguồn cung năng lượng tiềm năng đối với các nước thiếu hụt tài nguyên nhiên liệu hoá thạch.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn năng lượng, hệ thống nhà máy đóng gói giới thiệu đến người tiêu dùng và các nhà sản xuất những bánh than có thể tái tạo, không gây ô nhiễm môi trường được tạo ra từ rác thải sinh khối hoặc rác thải nông nghiệp. Hai nguồn nhiên liệu hữu ích để thay thế nhiên liệu hoá thạch và các nguồn năng lượng tự nhiên. Mục tiêu chính của hệ thống đóng bánh sinh khối này là “tạo ra tiền từ rác thải”.

Bánh than năng lượng là một nguồn năng lượng đầy giá trị với khả năng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất điện trên toàn thế giới. Trong khi việc vận hành các nhà máy nhiệt điện than phát thải một lượng lớn khi CO2 ra môi trường đồng thời làm tăng lượng khí nhà kính trong không gian, công nghệ đóng bánh năng lượng sinh khối chính là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này.

Với công nghệ đóng bánh tiết kiệm năng lượng, chúng ta có thể tạo ta một loại nhiên liệu không gây ô nhiễm. Không chỉ vậy, việc tái chế, tái sử dụng loại nhiên liệu này cũng rất dễ dàng. Các chất thải nông nghiệp nay sẽ được chuyển hoá thành thanh trắng mà không cần phải tốn thêm chất kết dính. Đây là lý do than bánh năng lượng được coi là một loại nhiên liệu xanh trên thị trường công nghiệp. Các bánh than trắng chứa hàm lượng tro thấp và do đó hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường.

Các máy ép đóng bánh sinh khối cung cấp nhiên liệu có chất lượng ổn định và mật độ cao, những lợi ích thiết thực thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất công nghiệp. Việc sử dụng than bánh năng lượng trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác có thể tiết kiệm đến 30-35% tiêu thụ năng lượng. Do đó việc bảo vệ môi trường cùng với tiết kiệm năng lượng hoàn toàn khả thi với kỹ thuật đóng bánh năng lượng này, nhất là trong trường hợp Ấn Độ, một nước đang phát triển mạnh mẽ song lại thiếu hụt nghiêm trọng tài nguyên năng lượng và phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Anh Tuấn (Theo Inclusive Business Hub)