Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên sẽ vận hành vào năm 2016
Thứ hai, 15/12/2014 - 09:12
Trong ba năm tới, Nga sẽ hoàn thành việc xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của thế giới, có khả năng cung cấp năng lượng và nhiệt cũng như nước uống cho các khu vực khô cằn và khí hậu khắc nghiệt.
Trong ba năm tới, Nga sẽ hoàn thành việc xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của thế giới, có khả năng cung cấp năng lượng và nhiệt cũng như nước uống cho các khu vực khô cằn và khí hậu khắc nghiệt.
Những con tàu độc đáo này sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2016, Tổng giám đốc Baltic Plant -công ty đóng tàu lớn nhất của Nga, Aleksandr Voznesensky cho biết với các phóng viên tại Triển lãm Hải Quân Quốc tế (International Naval Show) lần thứ 6 tại St Petersburg.
Theo trang tin RT, nhà máy "nổi" này được đặt trên con tàu phá băng Akademik Lomonosov sản xuất bởi Baltic Plant suốt từ năm 2007 đến nay. Đây cũng sẽ là chiếc tàu dẫn đầu cho một loạt các nhà máy điện hạt nhân nổi mà Nga muốn đưa vào sản xuất trong thời gian tới.
Akademik Lomonosov sẽ có nhiệm vụ cấp điện cho các tập đoàn công nghiệp lớn, các thành phố cảng cũng như những dàn khoan ngoài khơi. Nhà máy hạt nhân đặt trên tàu có cấu tạo và cách hoạt động giống như những nhà máy bình thường khác, chỉ khác là nó nằm trên một con tàu có thể hoạt động hơn 50 năm ở môi trường cực kì khắc nghiệt ở Bắc Cực.
Tàu có thể chống chọi được với bão, sóng thần, thậm chí vẫn sẽ hoạt động được khi va chạm với tàu khác. Nhà máy này cũng không thải ra các chất độc hại trong quá trình hoạt động. Tổng trọng tải của tàu là 21.500 tấn với thủy thủ đoàn gồm 69 người. Tàu không có động cơ đẩy, do đó nó sẽ phải được lai dắt đến địa điểm mong muốn.
Nhà sản xuất cho biết thêm rằng mỗi nhà máy "nổi" này sẽ được trang bị hai lò phản ứng KLT-40 đã được chỉnh sửa để cung cấp 70MW điện hoặc 300MW nhiệt, đủ cung cấp cho một thành phố 200.000 người.
Các nhà máy điện hạt nhân "nổi" dự kiến sẽ được sử dụng tại các khu vực núi cao xa xôi phía Bắc và vùng Viễn Đông của Nga, hiện gặp nhiều khó khăn trong tăng trưởng kinh tế do bị thiếu năng lượng.
Các con tàu này cũng được thiết kế có thể khử muối của nước biển để sản xuất 240.000 mét khối nước ngọt mỗi ngày và cung cấp đến những khu vực khan hiếm nước.
Ngoài việc sản xuất để dùng ở cực bắc của Nga để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho các vùng hẻo lánh nơi đây, các nhà máy hạt nhân nổi như thế này cũng có thể được xuất khẩu. 15 nước, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Ăng-giê-ri, Namibia, Argentina đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ này.
Các nhà sản xuất của Nga phụ trách dự án này nhấn mạnh rằng việc làm giàu nhiên liệu hạt nhân trên tàu hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Sau khoảng 40 năm hoạt động, lò phản ứng của tàu sẽ được thay mới, còn lò cũ thì sẽ được tận dụng ở các cơ sở đặc biệt.
Đây thực sự là một bước phát triển vượt bậc của nhân trong công nghệ điện hạt nhân, hứa hẹn tương lai tươi sáng của con người tại các khu vực khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
Theo Vnreview