Một giải pháp mới
giúp các quốc gia Châu Âu tiết kiệm năng lượng cho hệ thống đèn đường mà không
phải tắt đèn, đó là ứng dụng công nghệ đèn đường thông minh. Công nghệ này cho
phép bóng đèn nhận biết và tự động điều
chỉnh cường độ ánh sáng cho phù hợp.
Hệ thống đèn đường
thông minh là sản phẩm được thiết kế bởi trường Đại học Công nghệ Delft, Hà
Lan. Hệ thống sử dụng công nghệ cảm biến chuyển động, tự đông giảm cường độ ánh
sáng của đèn đường khi không có người hoặc phương tiện giao thông qua lại, giúp
tiết kiệm đến 20% năng lượng.
Khi có người hoặc phương tiện di chuyển vào làn đường, họ sẽ được phát hiện bởi hệ thống cảm biến của chiếc đèn đường gần nhất. Sau đó, toàn bộ hệ thống đèn sẽ được bật lên. Ngay khi những phương tiện này đi qua, hệ thống đèn sẽ giảm cường độ ánh sáng.
Những chiếc đèn
được kết nối với nhau bởi hệ thống điểu khiển không dây và có khả năng phân biệt
giữa con người và những động vật nhỏ như mèo hoặc chuột. Hệ thống này cũng cho
phép cài đặt cường độ ánh sáng khác nhau tại những địa điểm khác nhau, tùy theo
nhu cầu sử dụng.
Mỗi năm, Châu Âu
tiêu tốn 13 tỷ đô la tiền điện cho hệ thống đèn đường. Số tiền khồng lồ này chiếm
đến 40% chi phí năng lượng của Chính phủ. Đứng ở góc độ môi trường, nguồn năng
lượng này tương đương với việc phát thải 40 triệu tấn khí thải CO2,
bằng với lượng khí thải của 20 triệu xe ô tô.
Châu Âu đang dự
tính sẽ tắt điện của hệ thống đèn đường tại các khu vực dân cư và nông thôn từ
sau nửa đêm. Nhưng giờ đây, với công nghệ đèn đường thông minh, Châu Âu có thể sẽ
tránh được điều này.
Hệ thống đèn đường
thông minh đã được lắp đặt thử nghiệm trong một khuôn viên của trường Đại học
Delft và thu được những kết quả rất tích cực. Sau đó, hệ thống được triển khai thí
điểm tai 4 thành phố ở Hà Lan và 1 thành phố của Ireland. Hiện, nó đã sẵn sàng
để được đưa vào thương mại hóa.
Hệ thống này không
chỉ giúp giảm năng lượng tiêu thụ mà còn giảm phát thải khí CO2 đến
80%, trong khi đồng thời giảm chi phí bảo dưỡng và ô nhiễm ánh sáng.
Chintan Shah,
người thiết kế hệ thống đèn đường này cho biết, các thành phố nên nhận ra rằng,
chỉ sau 3-4 năm, hệ thống đèn đường thông minh sẽ giúp thu hồi được vốn đầu tư
thông qua việc tiết kiệm chi phí năng lượng và chi phí bảo trì.
Nhiều quốc gia
Châu Âu đang triển khai và xây dựng hệ thống đèn đường thông minh của riêng
mình. Trong đó, Đan Mạch và Phần Lan đang lên kế hoạch lắp đặt hàng chục ngàn đèn
đường thông minh trong năm tới.
Hải Yến (Theo oilprice.com)