Một số ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ
đã được hưởng hệ thống chiếu sáng từ năng lượng mặt trời và thậm chí nền kinh tế
nông thôn đang có sự khởi sắc với việc chuyển giao công nghệ này.
Từ một thợ cắt đá đến một công
nhân sản xuất đèn năng lượng mặt trời, Chenamma đã không còn phải làm việc
trong nắng nóng. Bây giờ cô có thể ngồi nhà và kiếm sống bằng việc sửa chữa dây
điện, pin và đinh vít của các bóng đèn LED năng lượng mặt trời nhỏ. Cô làm ra
50 bóng mỗi ngày, thu nhập 280 rúp.
Chenamma cũng như nhiều người dân
làng khác đang thực hiện một cuộc cải cách cho cuộc sống của mình mặc dù họ đều
mù chữ. Nhờ cuộc cách mạng công nghệ của Viện Quốc gia về Phát triển nông thôn,
một số ngôi làng hẻo lánh của Ấn Độ đã được hưởng hệ thống chiếu sáng từ năng
lượng mặt trời và thậm chí nền kinh tế nông thôn đang có sự khởi sắc với việc
chuyển giao công nghệ này.
Trung tâm Công nghệ Nông thôn NIRD
đã hợp tác với Công ty phát triển năng lượng mặt trời thực hiện nhiều hoạt động
hỗ trợ sinh kế cho dân làng. Một số người dân được học nghề tại Viện đào tạo
năng lượng mặt trời, như Tiloni, Rajasthan hiện đã có thể tự kiếm sống với thu
nhập cao hơn. Họ lắp ráp đèn năng lượng mặt trời và bảo trì các cột đèn đường sử
dụng năng lượng mặt trời được lắp đặt ở làng của họ. "Tới đây chúng tôi cũng
sẽ sản xuất đèn LED", Mohammed Khan, chuyên gia tư vấn cho biết.
Bóng đèn mini và bóng đèn học,
sáng gấp 30 lần đèn dầu, đang được NIRD bán với giá chỉ 150 rúp. Tại 10 ngôi làng
của Telangana tham gia vào dự án này, đèn đường sử dụng năng lượng mặt trời
đang được lắp đặt với giá 3500 rúp – đi ngược với ý kiến cho rằng năng lượng mặt
trời là tốn kém. Chỉ cần đầu tư 27.000 rúp người dân đã có thể sở hữu hai bóng
đèn, một quạt điện và tivi chạy bằng năng lượng mặt trời.
Theo Nhiệm vụ Năng lượng mặt trời
Jawaharlal Nehru của Chính phủ Ấn Độ, 40% các quỹ trợ cấp, các ngân hàng sẽ cung
cấp 50% vốn vay cho người dân, phần còn lại được đóng góp bởi chính những người
hưởng lợi. "Vấn đề duy nhất là các ngân hàng hiện vẫn chưa sẵn sàng đứng
ra cho vay", Tiến sĩ P. Shivaram, giám đốc dự án thừa nhận.
Năng lượng mặt trời là một trong
20 công nghệ có hiệu quả chi phí cao để cải thiện nền kinh tế nông thôn. Mới
đây đèn và tủ đông năng lượng mặt trời dành cho ngư dân đánh cá thâu đêm cũng
đã được phát triển. Gần 100 đèn mặt trời được cung cấp cho 50 ngư dân của làng Gopalpur
trên biển Odhisa. Các thiết bị tiên tiến khác cũng được nghiên cứu sản xuất là máy
làm khô năng lượng mặt trời và bếp nhiệt điện.
Yến Phạm (Theo Thehindu)