Chiều 7- 10 theo giờ Việt Nam, Viện Hàn lâm
Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã vinh danh hai nhà khoa học Nhật Bản là Isamu
Akasaki, Hiroshi Amano và nhà khoa học người Mỹ Shuji Nakamura bằng giải thưởng
Nobel Vật lý 2014 với phát minh đèn LED.
Trước đó, nhân loại đã tạo ra các bóng đèn LED màu đỏ,
xanh lục, nhưng không thể tạo ra các bóng đèn LED màu xanh dương. Phải tới
những năm 1990, ba nhà nghiên cứu trên mới có bước đột phá và tạo ra đèn LED
xanh dương, nhờ sử dụng vật liệu chủ chốt là tinh thể gallium nitride.
3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý
Phát minh của
họ đã thay đổi công nghệ chiếu sáng, mở đường cho các bóng đèn LED đang dần
chiếm lĩnh các hoạt động chiếu sáng trên thế giới. Trước đèn LED, người dân chủ
yếu sử dụng bóng đèn sợi đốt do Thomas Edison phát minh. Tuy nhiên, đèn sợi đốt
không được đánh giá cao về tính tiết kiệm năng lượng, do phần lớn năng lượng bị
tiêu phí thành nhiệt.
Sau đó, bóng đèn huỳnh quang ra đời đã giúp tiết kiệm
điện hơn 4 lần so với đèn sợi đốt và phát ra ánh sáng mạnh hơn. Song, đèn LED
còn tiết kiệm điện hơn đèn sợi đốt tới 20 lần, độ bền cao hơn và tạo ra ánh
sáng mạnh hơn rất nhiều.
Với những ưu điểm trên, đèn LED được dùng nhiều để làm
đèn đường, đèn giao thông, đèn pin, đèn xe hơi và khi chi phí hạ dần xuống,
bóng đèn này đã xuất hiện trong các gia đình, văn phòng. Đèn LED còn tạo động
lực lớn trong lĩnh vực điện tử, khi cung cấp ánh sáng cho màn hình máy tính,
điện thoại, máy tính bảng và TV.
Đèn LED làm thay đổi hoạt động chiếu sáng trên thế giới và giúp tiết kiệm năng lượng
Thanh Xuân (TH)