Giảm nhập khẩu khí đốt bằng cách sử dụng năng
lượng hiệu quả
Viện chính sách vừa kêu gọi châu Âu cắt giảm sự
phụ thuộc vào nguồn khí đốt từ Nga bằng việc đẩy mạnh hiệu quả năng lượng.
Nếu Liên minh châu Âu coi việc cải thiện hiệu
quả năng lượng là trọng tâm của chính sách năng lượng, nó có thể giảm được 1/3
sự phụ thuộc vào khí đốt cho đến năm 2030, tương đương với tỷ trọng nhu cầu khí
đốt nhập khẩu từ Nga.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách
công IPPR, một hành động nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng một cách đáng kể của
các thiết bị gia dụng, các toà nhà và công nghiệp trên toàn châu Âu cũng sẽ
giúp giảm 500 tỷ euro (tương đương 400 tỷ bảng Anh) chi phí nhiên liệu của EU
đến năm 2030.
Dưới cái bóng của cuộc khủng hoảng Ukraine, bản
báo cáo kêu gọi một mục tiêu tiết kiệm năng lượng bắt buộc 35%. Đây được coi
như một phần của gói giải pháp khí hậu và năng lượng cho năm 2030 được soạn
thảo bởi Uỷ ban châu Âu.
Mục tiêu này cao hơn mức 30% do Ủy ban đề xuất.
Ban đầu, Ủy ban không đặt ra mục tiêu hiệu quả năng lượng cho năm 2030
nhưng sau đó, ít nhất 7 chính phủ thành viên đã đã ủng hộ quyết định này,
mặc dù chính phủ Liên hiệp Anh phản đối.
Báo cáo của IPPR cảnh báo rằng hơn một nửa nguồn năng lượng của châu Âu là nhập khẩu, bao gồm 90% lượng dầu, 2/3 lượng khí đốt và 62% lượng than.
Báo cáo cũng cho biết 24 trong tổng số 28 nước
thành viên EU tuyên bố nhập khẩu khí đốt từ Nga, một nửa số đó được dẫn qua
Ukraine. Trong khi đó, 6 nước EU phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khí đốt của Nga.
Theo bản báo cáo, khoảng 15% nguồn cung cấp khí đốt của khối Liên hiệp Anh là
từ Nga.
Hàng năm, Nga thu được khoảng 31 tỷ euro (tương
đương 25 tỷ bảng Anh) từ châu Âu bằng việc xuất khẩu khí đốt.
Cũng theo bài báo cáo, chi phí năng lượng của
châu Âu có thể đạt ngưỡng 380 tỷ bảng Anh một năm. Trong đó, phần lớn lượng
tăng trong chi phí tiêu dù là do tăng giá nhiên liệu hoá thạch, cũng như việc
thay thế cơ sở hạ tầng năng lượng cũ và ô nhiễm.
“Tham vọng” đạt mức hiệu quả năng lượng 35% vào
năm 2030
Chuyên viên nghiên cứu của IPPR, ông Joss Garman
cho biết: “Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã một lần nữa dấy lên cuộc tranh cãi ở
châu Âu về việc có nên bắt buộc thực hiện mục tiêu năm 2030 đối với hiệu quả
năng lượng trong gói chính sách năng lượng mà các nhà lãnh đạo của lục địa này
đang hướng tới sự đồng thuận.”
“Điều này là bởi những nước phụ thuộc nhiều nhất
vào nguồn khí đốt của Nga cũng là những nước có hiệu quả nhiên liệu thấp nhất,
và những cải thiện trong hiệu quả năng lượng có thể sẽ làm giảm một cách đáng
kể quy mô phụ thuộc của chúng ta vào Nga.”
Ông kêu gọi: “Những nhà lãnh đạo của châu Âu nên
thông qua một mục tiêu bắt buộc trên toàn châu Âu cho mức hiệu quả năng lượng
35% đến năm 2030. Mức tham vọng này sẽ giúp châu Âu cắt giảm 1/3 lượng nhập
khẩu khí đốt, tương đương với tỷ trọng cầu năng lượng hiện tại được cung cấp
bởi Nga của châu Âu”.
Bài báo cáo cũng kêu gọi một lời cam kết trên
toàn châu Âu trong việc giảm một nửa lượng khí thải nhà kính đến năm 2030, với
những mục tiêu khí thải bắt buộc với mỗi nước thành viên, và một mục tiêu được
ràng buộc về mặt pháp lý để tang 30% năng lượng thay thế vào thời điểm đó.
Cựu Đặc phái viên An ninh Năng lượng và Khí hậu
của Chính phủ Anh, Thiếu tướng Hải quân Neil Morisetti cho biết: “ Những sự
kiện gần đây ở Ukraine và Trung Đông đã làm lộ rõ nhược điểm trong nguồn cung
cấp năng lượng của chúng ta và sự bó buộc về chính trị dẫn đến việc chúng ta
quá phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hoá thạch từ những khu vực biến động
này.”
Theo ông Neil Morisetti cách thức nhanh nhất và
hiệu quả nhất của an ninh năng lượng là sử dụng ít đi. “Các nhà lãnh đạo châu
Âu hiện đang bàn bạc về việc có nên thực hiện bắt buộc đối với mức cải thiện
30% về hiệu quả năng lượng vào năm 2030; các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có
thể cải thiện đến 40% mà không cần phải gánh chịu các án phạt kinh tế, và vụ
việc của Ukraine cho thấy là chúng ta phải làm như thế”, ông Neil Morisetti cho
biết thêm.
“Đầu tư vào hiệu quả năng lượng và các nguồn
năng lượng nội địa như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng và
năng lượng hạt nhân cũng sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của EU đối với Hoa Kỳ
và Trung Quốc, và đem lại lợi ích về sức khoẻ bằng việc giảm thiểu ô nhiễm
không khí”, ông Neil Morisetti nói.
Một phát ngôn viên của Bộ Năng lượng và Biến đổi
Khí hậu Anh cho biết: “Chúng tôi rất quyết tâm trong vấn đề hiệu quả năng lượng
và ủng hộ các giải pháp hiệu quả năng lượng đầy tham vọng của EU nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, giảm các chi phí sinh hoạt và kinh doanh, nâng cao an ninh
năng lượng và ủng hộ các hoạt động khử carbon chi phí thấp.”
“Chúng tôi lo ngại rằng mục tiêu hiệu quả năng
lượng của EU cho năm 2030 sẽ không cho các nước thành viên sự linh hoạt trong
việc lựa chọn con đường tiết kiệm nhất để giảm khí thải nhà kính và làm tăng
chi phí vận chuyển của toàn gói chính sách 2030.”
Hương Nguyễn (Theo uk.news.yahoo.com)