Bộ Công Thương chủ trì Hội thảo
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc: Từ tháng 7/2013: Nhóm thiết bị gia dụng: đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy giặt sử dụng trong gia đình, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện. Nhóm thiết bị công nghiệp: máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện. Từ năm 2014:
Tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy
thu hình. Từ năm 2015, thực hiện bắt
buộc đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải - xe ô tô con loại 7 chỗ trở
xuống. |
Trong hệ thống văn bản pháp luật về nhãn năng lượng, Hội thảo đặc
biệt quan tâm đến những điểm mới của Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghị định định nghĩa cụ thể về các hành vi vi phạm
trong việc thực hiện dán nhãn năng lượng và qui định các mức xử phạt đối với
các hành vi đó, thẩm quyền xử phạm của đơn vị chức năng các cấp. Đây là một
trong những cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương triển khai công tác giám
sát, xử lý, điều chỉnh, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật trong hoạt động dán
nhãn năng lượng trong thời gian tới.
Kết quả thực hiện dán nhãn năng lượng, số liệu tổng hợp từ năng 2012 đến tháng 6/2014, đã có 634 Công ty (nhà sản xuất, phân phối) tham gia chương trình dán nhãn năng lượng với 6.215 sản phẩm đã được cấp mã, trong đó, các sản phẩm được dán nhãn nhiều nhất là quạt điện (1.585), nồi cơm điện (1.354) điều hòa không khí (863) và tủ lạnh (609). Số liệu này có sự tăng trưởng theo thời gian, thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nói chung và các qui định về dán nhãn năng lượng nói riêng đang có những chuyển biến tích cực, ngày càng được cải thiện.
Tại Hội thảo, ông Mark Ellis, chuyên gia dự án VEESL cũng đã trình bày kết quả khảo sát về dán nhãn năng lượng tại Việt Nam. Khảo sát được thực hiện từ cuối năm 2013 tại 04 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Trị, Cần Thơ. 263 cửa hàng bán lẻ với 5.375 sản phẩm thuộc nhóm bắt buộc thực hiện dán nhãn được chọn ngẫu nhiên. Sản phẩm khảo sát bao gồm: Điều hòa nhiệt độ, máy giặt, nồi cơm điện, quạt điện.
Tính đến tháng 6/2014, đã có 634 Công ty (nhà sản xuất, phân phối)
tham gia chương trình dán nhãn năng lượng với 6.215 sản phẩm đã được cấp mã,
trong đó, các sản phẩm được dán nhãn nhiều nhất là quạt điện (1.585), nồi cơm
điện (1.354) điều hòa không khí (863) và tủ lạnh (609) |
Việc khảo sát được tiến hành độc lập, không có giới thiệu của cơ quan chức năng, không được báo trước với chủ cửa hàng để đảm bảo tính khách quan, sát thực tế. Kết quả khảo sát đã cho ra số liệu so sánh về tỷ lệ được dán nhãn giữa các loại sản phẩm, các địa phương được khảo sát, so sánh tỷ lệ dán nhãn giữa các xuất xứ hàng hóa...
Ông Mark Ellis cho biết, số liệu từ cuộc khảo sát không sử dụng để áp dụng các biện pháp xử phạt, mà chỉ để giúp hình dung về một bức tranh chung về các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên thị trường. Dựa trên kết quả đó, đơn vị tiến hành khảo sát đã xây dựng một báo cáo Tổng hợp các phát hiện, như một nội dung tư vấn để Bộ Công Thương tiến hành các bước tiếp theo trong việc điều tra, khảo sát thị trường để có chính sách phù hợp trong công tác này.
Một trong những giải pháp ông Mark Ellis tư vấn và được Hội thảo thống nhất cao là tăng cường công tác truyền thông về dán nhãn năng lượng, chọn lọc thông tin để công bố về thực trạng dán nhãn và các hành vi vi phạm để người tiêu dùng biết, chủ động chọn mua sản phẩm nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng.
Ông cũng đề xuất giải pháp kết nối chặt chẽ hơn với nhà cung cấp, chia sẻ kết quả khảo sát đối với sản phẩm của chính họ và đề nghị sự cải tiến trong thời gian tới - những động thái này nhằm giúp nhà cung cấp biết rằng cơ quan quản lý nhà nước đang kiểm soát, theo dõi sát sao các diễn biến, là một trong những động lực quan trọng nhắc nhở nhà cung cấp phải tự điều chỉnh trước khi các chế tài được thực thi.
Về giải pháp và kế hoạch triển khai trong thời gian tới, các đại biểu tham dự Hội thảo rất quan tâm thảo luận ở nhiều góc độ. Ông Trịnh Quốc Vũ cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác cụ thể về dán nhãn năng lượng trình cấp trên ban hành các qui định, cơ chế phù hợp để triển khai có hiệu quả hoạt động dán nhãn năng lượng trong thời gian tới.