Do tình trạng biến đổi khí hậu và quá trình đô thị
hóa nhanh chóng, dự đoán đến năm 2050, hơn 1 tỷ người sống tại các thành phố lớn
trên thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Trước tình trạng trên, các nhà khoa học tại Hiệp hội hóa học Mỹ vừa tìm ra một
phương pháp sản xuất nước ngọt mới kinh tế và hiệu quả hơn những cách thức cũ. Phương
pháp này cho phép tận dụng nguồn nước thải mặn, tách thành phần muối biển và biến
chúng thành lượng nước ngọt dùng trong sản xuất, tưới tiêu, thậm chí là sinh hoạt
và làm nước uống.
Nước thải mặn sau khi được tách muối và làm sạch có thể trở thành nước uống
Nước thải mặn là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất
dầu mỏ hoặc khí đốt. Ước tính, 1 thùng dầu mỏ được sản xuất sẽ thải ra 10 thùng
nước thải mặn. Nếu lượng nước thải này được tận dụng, nó sẽ giúp giải quyết bài
toán thiếu nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết họ phải dùng
phương pháp hoàn toàn mới trong việc tách muối từ nước thải mặn đó là hydrat
hóa. Quá trình hydrat hóa chỉ bao gồm nước và các khí tự nhiên như methane, nhờ
đó hầu hết muối và các tạp chất khác bi loại bỏ. Phương pháp này cho phép loại
bỏ đến 90% lượng muối và giúp tiết kiệm năng lượng hơn những phương pháp cũ.
Phương pháp này được kỳ vọng đưa vào sử dụng rộng
rãi để tận thu nguồn nước thải, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước có hạn và đang
cạn kiệt.
Hải Yến (Theo Sciencedaily.com)