Một công ty của Nhật Bản đã nảy ra ý tưởng xây dựng một dải các tấm pin quang năng trên đườn xích đạo của Mặt Trăng để thu năng lượng mặt trời và chiếu ngược trở về trái đất. Tập đoàn Shimizu dự định thi công dự án mang tên “Vành Đai Mặt Trăng” với các nguyên vật liệu có nguồn gốc từ loại đất trên chính đường xích đạo dài 11,000 km (6,800 mile) của mặt trăng. Dự án được bắt đầu với dải pin quang điện rộng vài km và sau đó sẽ tăng dần lên đến 400 km (250 miles).
Vành đai Mặt Trăng của Shimizu hứa hẹn là một tấm pin quang năng khổng lồ chạy dọc theo đường xích đạo của hành tinh này để thu năng lượng mặt trời và chiếu ngược trở về trái đất.
Đường xích đạo của mặt trăng
nhận được một lượng năng lượng mặt trời rất lớn và ổn định, thu được nguồn năng
lượng này rồi sau đó chiếu ngược trở về trái đất là mục tiêu lớn nhất của toàn
bộ dự án. Ý tưởng đầy tham vọng này yêu cầu những máy móc tối tân được di chuyển
từ trái đất và những rô-bốt giúp hoàn thành việc thi công trên mặt trăng khi
các máy móc đã được chuyển tới.
Dự án kéo dài trong khoảng 30 năm và được chia làm nhiều giai đoạn. Việc chuẩn bị và sắp xếp các nguyên vật liệu cho dự án cũng gồm nhiều chiến lược. Nước và các chất rắn có thể được sản xuất bằng cách dử dụng hydrogen từ trái đất để biến đổi đất trên mặt trăng. Công ty cũng đề xuất việc sản xuất bê-tông trên mặt trăng bằng cách chiết xuất nguyên liệu xi-măng và tận dụng nhiệt quang năng để làm ra gạch, gốm và thủy tinh.
Các rô-bốt được điều khiển từ xa cũng góp một phần không nhỏ trong việc điều tra, khảo sát bề mặt, san phẳng đất và lắp đặt các tấm pin quang điện. Các dây cáp được lồng vào có thể truyền nguồn năng lượng thu từ mặt trời về các trạm thu phát. Năng lượng có thể được truyền về trái đất thông qua ăng-ten truyền năng lượng vi sóng, khoảng 20m (65 ft) trên đường kính, và các tia la-de có mật dộ dày. Cả hai đề được định hướng bằng tín hiệu ra-đi-ô.
Công ty khẳng định rằng hệ thống này có thể thu 13,000 terawatts điện mỗi giờ. Thời gian bắt đầu thi công dự án được đề xuất là đầu năm 2035.
Thanh Thảo (Theo Gizmag.com)