PGS.TS. Bùi Huy Phùng- Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhận định:
Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia là bước đầu tiên, là cơ sở để xây dựng quy hoạch các phân ngành năng lượng,là tiền đề cho kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng, bởi vậy, nó là cơ sở khoa học và theo pháp quy xây dựng quy hoạch còn là cơ sở pháp lý cho các quy hoạch phân ngành.
Quy hoạch Điện VII thể hiện
tính thiếu thống nhất, bất cập khi xây dựng quy hoạch riêng rẽ. Nguyên nhân là
do tính toán dự báo với số liệu năm cơ sở thiếu chính xác, thiên cao.
Trong Quy hoạch này, phương
pháp hệ số đàn hổi điện đối với GDP thường chỉ dùng để dự báo ngắn hạn, tính kiểm
tra, hoặc tính phác thảo, ở đây lại dùng làm chủ yếu. Nội dung sử dụng năng lượng
hiệu quả và tiết kiệm chưa chú ý đúng mức. Với cách tính toán này đã đầy nhu cầu
điện lên cao và không làm rõ được nhu cầu ấy sử dụng vào đâu.
Theo Quy hoạch Điện VII, năm
2015 nhu cầu điện sản xuất và nhập khẩu là 194 – 210 tỷ kWh, năm 2020 nhu cầu
điện sản xuất và nhập khẩu là 330 – 362 tỷ kWh, năm 2030 nhu cầu điện sản xuất
và nhập khẩu là 695 – 834 tỷ kWh.
Thực tế, cường độ điện đối với
GDP (kWh/USD) hiện nay ở nhiều nước đều bé hơn 1, Việt Nam nhiều năm qua xấp xỉ
1 đã là cao, nay dự báo ngày càng lớn, 1,5 – 2 thụt lùi so với cả chính mình.
Xét về hệ số đàn hồi điện,
hiện nay khoảng 1,6 -1,7, theo yêu cầu đến năm 2020 giảm xuống 1, với kết quả dự
báo trên là không thể giảm được.
Những kết quả kéo theo do
nhu cầu điện quá cao xuất phát từ nhu cầu cao như đã nói trên, việc tính toán
cơ cấu nguồn, lưới, nguồn nhiên liệu chưa dựa trên cơ sở cân đối, phát triển
các nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu-khí, thủy năng, hạt nhân, NLTT,…) đã dẫn
tới một số tình huống bất cập, khó giải quyết.
Nguồn, lưới điện phải xây dựng
dồn dập, kết quả tính toán nguồn với phương án cơ sở, có thể gói gọn trong mấy
con số chính.
Giai đoạn 2011-2015, tổng
công suất nguồn 43.150MW ( tăng so với 2010 là 22.890MW, mỗi năm tăng gần
5000MW)
Giai đoạn đến 2020, tổng
công suất nguồn 75.000MW trong dó nhiệt điện than 32.5000MW (46%).
Năng lượng tái tạo trong tổng
sản xuất điện đạt 4,5% vào 2020, 6% vào 2030;
Điện hạt nhân dự kiến sẽ vào
làm việc năm 2021 khoảng 2000MW và đến 2030 sẽ có tổng công suất khoảng
10.000MW, 2025 tổng công suất nguồn 97.000MW, trong đó nhiệt điện than 45.200MW
(46%).
Giai đoạn đến 2030, tổng công suất nguồn 146.000MW, trong đó nhiệt điện than 77.300MW (52%), điện sản xuất 695 tỷ kWh, với phương án cao là 834 tỷ kWh. Năng lượng tái tạo sản xuất điện đạt 4,5% vào 2020, 6% vào 2030;
Cả nước hiện có khoảng 2,5 triệu bình đun nước nóng bằng điện
Đối với Việt Nam tới đây
than được sử dụng nhiều để sản xuất điện là hợp lý, nhưng ở mức độ nà là phù hợp
cần được tính toán kỹ.
Để đảm bảo thực hiện khối lượng đã đề ra, Quy hoạch Điện II, yêu cầu vốn đầu tư khổng lồ. Giai đoạn 2011-2020: tổng đầu tư 48,8 tỷ USD, trong đó lưới 33%, 5 tỷ$/năm. Giai đoạn 2021-2030, với tổng đầu tư 75 tỷ USD, trong đó lưới 34%, 7.5 tỷ$/năm. Trong khi đó, trước đây ngành than chỉ đầu tư mỗi năm 400-500 triệu USD, với QH – 2012, bình quân mỗi năm khoảng 1 tỷ USD.
Trên cơ sở thực tế các quy
hoạch điện hiện nay, chúng ta cần chú trọng một số vấn đề sau, nhằm đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia.
Về mức nhu cầu điện, theo kết
quả tính toán thuộc đề tài cấp Bộ, tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm
2015 nhu cầu điện sản xuất là 145 – 155 tỷ kWh, năm 2020 nhu cầu điện sản xuất
255 – 235 tỷ kWh, năm 2030 nhu cầu điện sản xuất là 450-460 tỷ kWh.
Mức nhu cầu này cũng tương tự
như một vài nghiên cứu khác, tuy nhiên cường độ điện vẫn còn cao. Đề nghị cho
phép nghiên cứu hiệu chỉnh cập nhật nhu cầu điện của Quy hoạch Điện VII phù hợp
hơn.
Về nguồn, lưới điện, đề nghị tính toán rà soát
lại nhu cầu nguồn – lưới và từ đó chính vốn đầu từ phù hợp hơn. Trong đó nguồn
nhiệt điện đốt than sẽ được xem xét giảm bớt, có thể chi ở mức 20.000MW vào
2020, 40.000MW vào 2030. Nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ không quá lớn; xem
xét khả năng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo.
Về nguồn than cho nhiệt điện,
đề nghị với khả năng than nội địa (trên 52 triệutấn), nên nghiên cứu cân đối lại
nhu cầu than cho các ngành, kể cả xuất khẩu giai đoạn đến 2015, đảm bảo chưa nhập
than;
Nghiên cứu điều chỉnh tăng
giá than phù hợp với giá các loại nhiên liệu – năng lượng khác trong bối cảnh
chúng của KTQD, có thêm điều tăng đầu tư cho ngành than;
Đầu tư thích đáng hơn để đẩy
nhanh tiến độ thử nghiệm và khai thác bể than đồng bằng sông Hồng;
Nghiên cứu việc đầu tư than
ra nước ngoài sớm, thực tế vừa qua cho thấy không dễ nhập than khối lượng lớn.
Để ngành năng lượng có tính
thống nhất rất cao, cần có sự quản lý thống nhất đối với các phân ngành: than,
điện, dầu khí, NLTT. Tính thống nhất này không chỉ ở cơ cấu tổ chức, mà chủ yếu
là cơ cầu sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cầu đầu tư, cơ cầu giá cả các loại
nhiên liệu – năng lượng, trong đó giá là đòn bẩy cần tập trung giải quyết sớm.
Thứ nhất, quy
hoạch và thực hiện quy hoạch tổng thể đối với phân ngành năng lượng;
Thứ hai, xác
định vai trò của các dạng năng lượng và bố trí vốn đầu tư phù hợp
Thứ ba, điều
chỉnh giá năng lượng hợp lý, hài hòa giữa các dạng năng lượng theo hướng thị
trường.
Về phân cấp, hệ thống năng
lượng, được phân cấp theo chuyên ngành gồm: phân ngành điện, than, dầu – khí,
năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân ( cũng có thể ghép vào phân ngành điện)
và phân cấp theo quy mô lãnh thổ: quốc gia, vùng, các trung tâm.
Thanh Huyền (ghi)