[In trang]
Chong đèn cao áp kích thanh long ra hoa: An toàn và tiết kiệm điện vượt trội
Thứ hai, 21/10/2013 - 21:31
Thời gian dần đây nhiều hộ dân trồng thanh long tại Bình Thuận đã mạnh dạn sử dụng đèn cao áp 250W thay cho đèn compact 20W thể kích thanh long ra hoa kết trái trong những tháng mùa nghịch.
Thời gian dần đây nhiều hộ dân trồng thanh long tại Bình Thuận đã mạnh dạn sử dụng đèn cao áp 250W thay cho đèn compact 20W thể kích thanh long ra hoa kết trái trong những tháng mùa nghịch.

Tiên phong sử dụng đèn cao áp 250 W

Trang trại thanh long của anh Lê Nguyên Phương tại thôn An Trung, xã Bình An, huyện Bắc Bình là một mô hình tiêu biểu của việc sử dụng đèn cao áp.

Trang trại đã được lắp đặt trạm biến áp 75KVA, đang sử dụng mô hình dùng đèn cao áp 250W để chong đèn thanh long trong mùa nghịch đạt được năng suất cao, tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ lớn và mở rộng được quy mô lớn hơn.

d3cebb585_389388_450.jpg

Anh Lê Nguyên Phương (trái) người sử dụng mô hình chong đèn thanh long bằng bóng đèn cao áp 250W đạt hiệu quả ,tiết kiệm điện cao.
Với tổng diện tích đất trồng thanh long là 1,5 ha, anh Phương trồng được tổng số 1.550 trụ thanh long. Ngay tại thời điểm người viết bài này đến thăm, trang trại thanh long của anh Phương đang trong giai đoạn ra hoa kết trái.

Anh Phương cho biết, thời gian trước đây trong những tháng chong đèn, anh sử dụng bóng đèn tròn 60W, thì thấy năng suất đạt được khá cao nhưng khi tính toán lại những khoản chi phí thì thấy lợi nhuận không còn bao nhiêu và gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều nhược điểm: tiêu thụ nhiều điện năng, chí phí nhân công cao vì phải cắt bỏ bớt số lượng hoa dư thừa, tỷ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa, gió trong thời gian chong đèn khá cao.

Ngoài ra, sử dụng bóng đèn sợi đốt sẽ không thể tăng diện tích trồng thanh long, bởi lượng điện cung cấp cho việc trồng thanh long tại Bình Thuận đã tăng vọt trong những năm gần đây.

Mặt khác, hệ thống lưới điện nội bộ của trang trại cũng không đủ đáp ứng nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng lên cao hơn mức hiện tại; không đảm bảo an toàn về điện cho người làm vườn. Những vấn đề này cũng làm ảnh hưởng không kém đến việc mở rộng quy mô cũng như tăng nguồn lợi nhuận của người làm vườn.

Trước những vấn đề khó khăn trên, anh Long cũng như nhiều hộ dân trồng thanh long trong vùng đã từng bước thay thế bóng đèn sợi đốt 60W bằng bóng đèn compact 20W.

Kết quả là tiết kiệm được 2/3 lượng điện năng tiêu thụ. Ngoài ra, phương án này còn khắc phục được những nhược điểm của việc sử dụng bóng đèn sợi đốt như kể trên.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại đó, sau một thời gian vừa ứng dụng vừa nghiên cứu, năm 2012, anh Long mạnh dạn đưa ra một quyết định mới: sử dụng đèn cao áp 250W thay cho đèn compact 20W trong việc kích 1.550 trụ thanh long ra hoa mùa nghịch.

Ngay trong mùa đầu, hiệu quả đạt được cao hơn hẳn so với hai mô hình mà anh áp dụng trước đây.

An toàn và hiệu quả

Việc sử dụng bóng đèn cao áp 250W đã giảm được hơn 70% lượng điện năng tiêu thụ so với bóng đèn truyền thống, đồng thời giúp giảm tải cho lưới điện trong thời buổi đang khó khăn hiện tại của ngành điện, đảm bảo về mặt an toàn cho con người.

52fef2919_389390_450.jpg

Hình ảnh sau khi chong đèn bằng bóng đèn cao áp.
Chi phí thuê nhân công cho mỗi vụ chong đèn cụ thể như công lắp dây, bóng điện, công chăm sóc và công bảo vệ… giảm trên 70%. Không những thế mà còn giảm được đầu tư ban đầu khi lắp đặt trạm biến áp.

Ví dụ: 1 trạm biến áp 75KVA nếu sử dụng bóng đèn cao áp 250W thì chong được 3.000 trụ. Nhưng khi sử dụng theo phương pháp cổ điển dùng bóng đèn tròn 60W thì phải cần 3 trạm biến áp 75KVA. Còn sử dụng bóng đèn compact trong mùa nghịch thì cần đến 2 trạm biến áp 75KVA.

Từ những ưu điểm căn bản trên nếu đem so sánh từ ban đầu theo phương pháp cũ (bóng 60w) sau 2 năm sử dụng thì chi phí đầu tư bằng nhau (chi phí lắp đặt trạm biến áp, chi phí đầu tư đường dây lắp đặt sau trạm nhỏ hơn, chi phí tiền điện phải trả trong 2 năm ).

Nhưng những năm kế tiếp mức chênh lệch về tiết kiệm do đèn cao áp 250W mang lại vô cùng lớn. Ngoài những ưu điểm căn bản trên phương pháp chong đèn cao áp 250W còn mang lại những lợi ích mà chong đèn theo phương pháp cổ điển không có được. Đó là, vừa chong đèn vừa tưới phun nước được, vừa chong đèn vừa phun thuốc vào ban đêm được đem lại lợi ích rất lớn.

Khi chong đèn cao áp 250W, lượng chồi mới ra đều vì được ánh sáng kích thích phân bổ đều từ trên cao.

Sau khi rút điện khoảng 3 ngày nếu gặp thời tiết bất lợi thì hâm rước tiếp 3 đêm mỗi đêm khoảng 3 giờ, tạo điều kiện ra nụ hiệu quả. Chong đèn cao áp giúp cho việc chạy gối vụ không ảnh hưởng tới mẫu mã trái thanh long trên cây (không đỏ tai).

An toàn cao là một ưu điểm nổi trội của việc chong đền cao áp mà hiện tại chưa có một giải pháp nào đạt được.

Theo Báo Tiền Phong