Thêm động lực cho nghiên cứu phát triển năng lượng gió
Thứ hai, 23/09/2013 - 10:19
Việc nghiên cứu phát triển năng lượng gió tại các trường đại học và viện nghiên cứu hiện nay đang được Nhà nước quan tâm đầu tư
Đó là nhận định của ông Phạm Trung Kiên – Trưởng Khoa Công nghệ điện IUH tại Hội thảo “Năng lượng gió và ứng dụng tại Việt Nam” do Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH) tổ chứcngày 18/9/2013,
Hội thảo nhằm giup các giảng viên, sinh viên tiếp cận với các công nghệ mới, nắm bắt các hướng nghiên cứu hiện nay trong lĩnh vực năng lương gió, góp phần thúc đẩy vấn đề nghiên cứu khoa học.
Tại hội thảo, GS. TSKH Nguyễn Phùng Quang - Đại học Bách khoa Hà Nội đã trình bày các chuyên đề: “Các vấn đề điều khiển trong hệ thống
phát điện chạy sức gió và những dự án năng lượng gió đã thực hiện tại
Việt Nam”; “Hệ thống phát điện sức gió và các vấn đề điều khiển”; “Các
dự án phong điện tại Việt Nam và những tồn tại”…
Theo khảo sát chi tiết của Ngân hàng Thế giới về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất, hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia.
Việt Nam có 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt“ đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn, còn ở Lào diện tích này là 2,9% và Thái Lan và Campuchia là 0,2%.
Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW, hơn 200 lần công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La.
Việt Nam có 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt“ đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn, còn ở Lào diện tích này là 2,9% và Thái Lan và Campuchia là 0,2%.
Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW, hơn 200 lần công suất của Nhà máy Thủy điện Sơn La.
Thanh Huyền