[In trang]
Nguồn năng lượng triển vọng từ bã cà phê
Thứ năm, 19/09/2013 - 11:11
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Cincinnati, Hoa Kỳ, đã phát hiện ra một thành phần trong bã cà phê thải có thể một ngày nào đó sẽ được sử dụng làm nhiên liệu sạch và rẻ cho ô tô, lò sưởi và làm các nguồn năng lượng khác.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Cincinnati, Hoa Kỳ, đã phát hiện ra một thành phần trong bã cà phê thải có thể một ngày nào đó sẽ được sử dụng làm nhiên liệu sạch và rẻ cho ô tô, lò sưởi và làm các nguồn năng lượng khác.
 
Các nhà khoa học đã sử dụng cách tiếp cận theo 3 hướng để biến đổi bã cà phê thải thành các nguồn năng lượng như diesel sinh học và các-bon hoạt tính bằng cách: chiết suất dầu từ chất thải sấy khô bã cà phê thải sau khi loại bỏ dầu để lọc tạp chất trong sản xuất diesel sinh học đốt cháy bã cà phê làm nguồn năng lượng thay thế điện, tương tự như sử dụng sinh khối.

ba20163fa_dung_3.jpg
 
Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã công bố dự án thu gom bã cà phê thải trong một thùng dung tích 5 gallon tại cửa hàng Starbucks trên sân trường Đại học Cincinnati. Sau khi thu gom, họ đã khử dầu trong bã cà phê thải và biến đổi triglyceride (dầu) thành diesel sinh học và sản phẩm phụ là glycerin. Tiếp đó, bã cà phê được sấy khô và sử dụng để tinh chế diesel sinh học.
 
Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, hàm lượng dầu trong bã cà phê dao động từ 8,37 - 19,63% và diesel sinh học sản xuất từ dầu cà phê đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ASTM D6751. Hiệu quả sử dụng bã cà phê thải làm vật liệu tinh lọc để loại bỏ các tạp chất trong diesel sinh học thô như metanol và glycerin, thấp hơn một chút so với các sản phẩm tinh chế thương mại. Tuy nhiên, các khoa học vẫn cho rằng đây là sự lựa chọn thay thế có triển vọng do ưu điểm về giá thành của sản phẩm tinh chế. Trong tương lai, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả tinh chế các-bon hoạt tính từ bã cà phê thải.
 
So với diesel sản xuất từ dầu mỏ, diesel sinh học đốt cháy sạch hơn làm giảm phát thải các-bon monoxit, hydrocacbon và chất hạt.
 
 Lê My Theo Sciencedaily