Thành tựu mới về tế bào năng lượng mặt trời
Thứ hai, 09/09/2013 - 14:04
Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Microsystems và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Freiburg của Đức đã phát triển thành công phương pháp sử dụng đốm lượng tử làm từ cadmium selenide để khắc phục bề mặt hạt nano, giúp nâng cao 2% hiệu quả hoạt động của các tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ.
Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Microsystems (IMTEK) và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Freiburg (FMF) của Đức đã phát triển thành công phương pháp sử dụng đốm lượng tử làm từ cadmium selenide (CdSe) để khắc phục bề mặt hạt nano, giúp nâng cao 2% hiệu quả hoạt động của các tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ.
Lớp quang hoạt của tế bào năng lượng mặt trời là một hỗn hợp gồm các hạt nano vô cơ và polyme hữu cơ. Như vậy, thành công của các nhà khoa học với phương pháp đốm lượng tử là một bước đột phá, mở ra tiềm năng nâng cao hiệu quả hơn nữa cho loại pin mặt trời này.
Tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ thuộc thế hệ tế bào năng lượng thứ 3 và hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trên thế giới, tấm pin mặt trời có lớp tế bào bao phủ kỷ lục là 7% được tạo ra bằng phương pháp hóa học ướt. So với tế bào silicon thông thường được sử dụng để tạo ra năng lượng trên quy mô lớn, tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ mỏng và linh hoạt hơn đồng thời giá cả sản xuất hợp lý và thời gian chế tạo ra nhanh hơn; do vậy rất thích hợp trong sản xuất thiết bị nguồn và các hệ thống có tần suất sử dụng không lớn như cảm biến hoặc các thiết bị điện.
Lê My Theo Science