[In trang]
Xạc điện thoại bằng khăn tắm
Thứ ba, 20/08/2013 - 08:51
Bạn đang thư giãn bên bờ biển và thưởng thức những bản nhạc trong chiếc máy MP3 thì chiếc máy hết pin. Khỏi cần phải lo lắng: bạn chỉ cần đơn giản là cắm nó vào một chiếc khăn tắm để xạc.
Bạn đang thư giãn bên bờ biển và thưởng thức những bản nhạc trong chiếc máy MP3 thì chiếc máy hết pin. Khỏi cần phải lo lắng: bạn chỉ cần đơn giản là cắm nó vào một chiếc khăn tắm để xạc.

Viễn cảnh này không còn xa mấy nhờ có một loại pin mặt trời phun có thể áp dụng vào hầu như bất cứ một bề mặt nào, từ plastic tới vải.

b472a3d6b_4_10a.jpg
 
Các loại pin mặt trời thông thường được chế tạo tốn kém. Ví dụ, có loại được chế tạo bằng cách sử dụng một kỹ thuật có tên là lắng bay hơi, trong đó vật liệu điện quang được trải lên một bề mặt ở nhiệt độ cao và thường ở môi trường chân không.
 
Với quan điểm cắt giảm chi phí, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Texas ở Austin, Mỹ, đã phát triển một loại mực hấp thụ ánh sáng có chứa các nano tinh thể đồng inđi diselenide. Loại mực này có thể được phun lên một loạt các bề mặt ở nhiệt độ phòng bằng cách sử dụng bình phun. Nhóm nghiên cứu cho biết, về cơ bản nó giống như việc sơn tường, ngoại trừ các sắc tố đều có mục đích.
 
Nhóm nghiên cứu cho biết, quân đội đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng các vật liệu điện quang có thể phun được để dựng các lều có thể tạo ra năng lượng. Công nghệ này cũng mở ra tiềm năng sản xuất đại trà các cuộn plastic pin mặt trời, và có thể có các ứng dụng đời thường khi được sơn lên mái ô tô hoặc lên túi hay quần áo.
 
Nhiều nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về các pin mặt trời dẻo, trong số đó có nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ California ở Pasadena. Họ cho biết, các chất lỏng điện quang sẽ chỉ có thể được thương mại hóa một cách hiệu quả nếu chúng có thể chuyển hóa ít nhất 7% năng lượng ánh sáng chiếu vào chúng thành điện.
 
Nhóm nghiên cứu cho biết, hiện tại họ chưa đạt được mốc này. Để có thể vượt qua được giới hạn này, họ hiện đang tiến hành loại bỏ những sự không đồng đều ở các lớp tinh thể nano được phun.

Theo NewScientist