Vướng nhất hiện nay là chi phí đầu vào cho một máy lên tới hơn 200 triệu đồng nên người nông dân rất khó đầu tư. Vì vậy, để nhân rộng mô hình này, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sản xuất đường ống tại chỗ, các phụ tùng kèm theo nhằm hạ giá thành sản phẩm vừa túi tiền của nông dân. |
Do sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời, nước chạy từ từ nên khi nước tưới chưa kịp chạy hết thì nước mạch đã kịp thời tiết ra đáp ứng nguồn nước tưới. Vì vậy, cây phát triển xanh tốt hơn nhờ gốc cây luôn giữ được độ ẩm, bổ sung liên tục một lượng nước vừa đủ cho cây phát triển, hạn chế hẳn tình trạng héo hoa, rụng trái non do thiếu nước. Góp phần tăng năng suất cây trồng từ 25 - 30%, đồng thời giảm chi phí dầu chạy máy bơm.
Ông Võ Ngọc Diệp - ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang - cho biết, khi chưa đầu tư hệ thống này, mỗi năm ông phải chi phí trên 20 triệu đồng/1 héc ta đất trồng thanh long, bao gồm tiền điện, tiền mướn nhân công tưới cho vườn cây. Đồng thời, nâng cao chất lượng cây trồng rất hiệu quả. Bởi lẽ, tưới bằng máy bơm tuy nhìn thấy ướt bề mặt nhưng thực chất nước chưa kịp thấm sâu xuống đất. Còn khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, thời gian tưới kéo dài đến 6 giờ/ngày, nước có điều kiện thấm sâu vào đất với một lượng vừa đủ nên cây phát triển rất tốt.
Những người dân ở Phú Yên cũng cho biết, trước đây, vào mùa khô, các hộ dân phải tưới cà phê ít nhất 5 lần, chi phí hết 8 triệu đồng tiền dầu và 5 triệu đồng tiền nhân công, nhưng nay tưới cây nhờ năng lượng mặt trời không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí đầu vào mà còn giúp người dân chủ động được nguồn cung cấp nước cho vườn cây. Là hệ thống tưới nước tự động nên khi nắng máy sẽ tự động bật, hết nắng máy tự động ngắt nên không cần nhân công vận hành. Ngoài hệ thống tưới nước cho vườn cây, nhiều gia đình còn lắp đặp ống dẫn nước vào bể sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Bên cạnh đó, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời rất thân thiện với môi trường tự nhiên.