Vì nền kinh tế xanh
Thứ ba, 04/12/2012 - 11:41
Bộ Công Thương đã chính thức phát động Chiến dịch hiệu quả năng lượng
Ngày 27/11/2012, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã chính thức phát động Chiến dịch hiệu quả năng lượng “Tăng cường sử dụng hiệu năng lượng hiệu quả trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước”. Chiến dịch sẽ được thực hiện trong ba năm từ 2012-2015 với khẩu hiệu “Nhận thức mới – Sức mạnh mới”.

Được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại sứ quán Đan Mạch và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chiến dịch sẽ tập trung nâng cao nhận thức và hỗ trợ các DN tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong khuôn khổ chiến dịch, một loạt hoạt động truyền thông hướng đến DN sẽ được thực hiện như thiết lập đường dây nóng và website với các thông tin hữu ích về các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng hiệu quả, các giải pháp tiết kiệm năng lượng và các chương trình hỗ trợ tài chính.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Nhiều lợi ích cho DN khi tham gia chiến dịch tiết kiệm năng lượng (TKNL)

Chiến dịch hiệu quả năng lượng là một trong những trọng tâm chính của Chương trình mục tiêu quốc gia bởi đây được coi là tiền đề cho mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng xanh. Thông điệp “Nhận thức mới – Sức mạnh mới” của chiến dịch hàm chứa một ý nghĩa giản dị là chỉ với việc thay đổi cách quản lý, vận hành sản xuất, chúng ta có thể dễ dàng khám phá, khai thác thêm nguồn lực mới ngay tại nội tại cho sự phát triển của DN mình. Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn và trở ngại về nguồn vốn, sử dụng năng lượng hiệu quả trong sản xuất là cách nhanh nhất giúp DN giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận cũng như giúp xây dựng hình ảnh DN có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
Ông John Nielsen – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam: Khó khăn không làm chúng tôi giảm hỗ trợ cho Việt Nam.

Dự kiến, từ ngày 1/1/2013 gói hỗ trợ này sẽ bắt đầu được triển khai. Hai minh chứng này cho thấy mặc dù có sự suy giảm kinh tế nhưng các nhà đầu tư vẫn không giảm hỗ trợ cho Việt Nam. Đồng thời, với khoản hỗ trợ này, chúng tôi cũng muốn chứng minh quan điểm là tăng trưởng kinh tế đi kèm với tăng trưởng năng lượng là quan điểm không đúng vì ở Đan Mạch, trong 30 năm qua, chúng tôi đã tăng trưởng kinh tế trên 80% nhưng đồng thời không sử dụng thêm bất cứ một chút năng lượng nào. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm còn giúp mang lại hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế tốt cho mỗi quốc gia cũng như bản thân DN. Điều quan trọng là phải làm cho DN thay đổi nhận thức và chúng tôi đang nỗ lực giúp Việt Nam thực hiện điều này.
Ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và tiết kiệm năng lượng – Tổng cục Năng lượng – Bộ Công Thương: Tăng hỗ trợ cho DN tham gia TKNL

Trong giai đoạn 2012-2015, chương trình sẽ tiếp tục có những hỗ trợ đó. Bên cạnh đó, nguồn vốn dành cho DN tham gia TKNL trong thời gian này cũng khá dồi dào bởi những gói hỗ trợ tài chính như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có khoản vay 100 triệu USD cho các nhà máy xi măng và thép. Ngân hàng Thế giới (WB) dành khoản vay cho các dự án TKNL từ 70-100 triệu USD. JICA cũng có nguồn vay 50 triệu USD cho các dự án xi măng và thép… Các nguồn vay này đều có sẵn để trợ giúp DN thực hiện các giải pháp TKNL. Với những hỗ trợ này, dự kiến, chiến dịch hiệu quả năng lượng giai đoạn 2012-2015 sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn so với giai đoạn trước.
Ông Simon Andrews – Giám đốc quốc gia IFC tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar: IFC cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam TKNL và sản xuất sạch hơn.

Trong giai đoạn đầu, 2012-2013, chiến dịch sẽ tập trung vào bốn ngành sản xuất công nghiệp gồm xi măng, sắt thép, giấy và hóa chất, là các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng. Với khối cơ quan Nhà
nước, chiến dịch sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho các chi đoàn thanh niên trực
thuộc nhằm giúp các đơn vị có thể xây dựng kế hoạch truyền thông, thúc đẩy
hành vi tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả của mỗi cán bộ công chức
trong nội bộ cơ quan. |
Theo Đối ngoại