'Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối"
Thứ ba, 02/10/2012 - 14:56
Việt Nam có nguồn sinh khối khá dồi dào (vật liệu lấy từ cây cỏ, phụ phẩm nông nghiệp) từ khu vực nông thôn để thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống.
Theo số liệu từ Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo (Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương), Việt Nam có nguồn sinh khối khá dồi dào (vật liệu lấy từ cây cỏ, phụ phẩm nông nghiệp) từ khu vực nông thôn để thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống.
Chỉ tính riêng trấu tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm có thể cung cấp khoảng 1,51 triệu tấn; cộng với 2,82 triệu tấn bã mía từ các nhà máy đường đang hoạt động trên phạm vi cả nước, hoàn toàn có khả năng tạo ra khoảng 338 - 400 MW điện thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống từ than đá đang tham gia phát thải khí nhà kính rất đáng lo ngại. Đó là chưa kể phụ phẩm từ ngành nông nghiệp như thân cây lúa, cây ngô, rơm rạ, nhất là chất thải từ chăn nuôi, hiện chưa có một số liệu thống kê nào; mặc dù tất cả đều có khả năng sinh khí, có khả năng trở thành điện sạch.
Biogas là công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi đem được triển khai tương đối sớm so với các loại năng lượng tái tạo khác tại nước ta. Trên thực tế, đã đem lại hiệu quả đáng kích lệ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo khí sinh học ở các địa bàn nông thôn.
Dự án “Biến chất thải thành nguồn năng lượng thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tổ chức Phát triển Hà Lan triển khai từ 2003 tới 2012, đã mở ra triển vọng lớn về thị trường khí sinh học tại Việt Nam. Dự án đang đi tới đích xây dựng được 168.000 công trình khí sinh học trên phạm vi 50 tỉnh, thành phố vào cuối năm nay. Kết quả này góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên diện rộng; vừa giải quyết được bài toán môi trường khó khăn tại khu vực nông nghiệp; vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Hơn nữa, đạt được tiêu chí giảm thiểu nguồn khí phá vỡ tầng ôzô. Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm một công trình khí sinh học giảm thiểu được 2 tấn CO2 .Như vậy, toàn bộ dự án đã “cắt giảm” được 336 ngàn tấn CO2/năm và sẽ được tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian.
Vì lẽ đó, ngay khi kết thúc giai đoạn 1 (2005), dự án đã được trao giải Năng lượng toàn cầu tại Bursel (Bỉ) vào năm 2006. Đây là dự án khoa học đầu tiên của Việt Nam được bình chọn trao giải thưởng này. Đến năm 2010, dự án tiếp tục đoạt được giải thưởng Ashden Năng lượng bền vững của Vương quốc Anh. Khởi nguồn từ 2001, giải thưởng Năng lượng bền vững đã và đang khuyến khích việc sử dụng rộng rãi nguồn năng lượng thích ứng với biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo.
Cùng với các dự án qui mô lớn như trên, còn có các doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất khí sinh học. Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh là một trong những doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực này.
Nằm trên địa bàn xóm Vĩnh Cát, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, công ty chính thức hoạt động từ năm 2005. Với quy mô 1.225 lợn nái và từ 25.000 tới 34.000 lợn thương phẩm mỗi năm, lượng chất thải rắn, nước và khí từ các trại chăn nuôi phát sinh hàng ngày rất lớn. Công ty không chỉ tiến hành các thủ tục về bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường, được UBND tỉnh phê duyệt; mà còn nghiêm túc triển khai các biện pháp xử lý phù hợp. Giá trị nhất là hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng biogas đã và đang đem lại hiệu quả đáng kể trong bảo vệ môi trường và kinh tế cho chính doanh nghiệp.
Để xử lý lượng chất thải giàu chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sản xuất, công ty đầu tư 1,7 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng bể biogas kích thước lớn (70x40x2,5m) để tạo khí ga chạy máy phát điện công suất 125kw/h. Qua 7 năm vận hành, nguồn điện này đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu sử dụng điện của toàn công ty (8h mỗi ngày). Theo tính toán, hệ thống khí sinh học này “sống” được khoảng 30 năm, lợi nhuận 15 năm đầu không thay đổi (trên 424 triệu đồng/năm), lợi nhuận thời gian còn lại giảm dần do chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn của công trình này chỉ có 4 năm.
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được thông qua lợi nhuận thu được nhờ tiết kiệm năng lượng điện cho sản xuất 8 tiếng mỗi ngày, việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải bằng biogas chạy máy phát điện còn mang lại các lợi ích môi trường như giảm ô nhiễm môi trường nước, giảm mùi hôi, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm dịch bệnh.
Cho dù chưa thể lượng hóa những lợi ích môi trường, mô hình xử lý chất thải của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh sẽ khích lệ các doanh nghiệp và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đi theo con đường “lợi mình, lợi xã hội”. Điều này đặc biệt có ý nghĩa, bởi kết quả điều tra cho thấy, hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh mới chỉ có 6% cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas; 93% hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng ủ phân và 1% không xử lý xả thẳng vào ao hồ nuôi cá nước ngọt. Trong khi tỷ trọng chăn nuôi của Hà Tĩnh đang chiếm tới 42% trong giá trị sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi lợn giữ vị trí quan trọng nhất, với 69% tổng số khối lượng thịt hơi các loại).
Tương tự như vậy, theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại Trà Vinh năm 2011, tổng đàn gia súc của toàn tỉnh là 588.912 con; ước mỗi ngày thải ra khoảng 1.700 tấn phân. Tiếc rằng, theo một nghiên cứu khác, Trà Vinh có hơn 50% trang trại không đầu tư xử lý chất thải gây ô nhiễm.
Điều này đồng nghĩa với việc Trà Vinh đang bỏ qua một cơ hội sản xuất năng lượng từ sinh khối sẵn có trên địa bàn; bỏ qua cơ hội giúp nhà nông tham gia vào quá trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đây cũng là tình trạng phổ biến đối với nguồn thải chăn nuôi ở hầu hết các địa phương.
Đó là lý do nhiều địa phương lên tiếng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường biện pháp kiểm soát các nguồn thải từ trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi trên phạm vi cả nước.
Máy phát điện chạy bằng khí biogas của Cty cổ phần chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh
Chỉ tính riêng trấu tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm có thể cung cấp khoảng 1,51 triệu tấn; cộng với 2,82 triệu tấn bã mía từ các nhà máy đường đang hoạt động trên phạm vi cả nước, hoàn toàn có khả năng tạo ra khoảng 338 - 400 MW điện thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống từ than đá đang tham gia phát thải khí nhà kính rất đáng lo ngại. Đó là chưa kể phụ phẩm từ ngành nông nghiệp như thân cây lúa, cây ngô, rơm rạ, nhất là chất thải từ chăn nuôi, hiện chưa có một số liệu thống kê nào; mặc dù tất cả đều có khả năng sinh khí, có khả năng trở thành điện sạch.
Biogas là công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi đem được triển khai tương đối sớm so với các loại năng lượng tái tạo khác tại nước ta. Trên thực tế, đã đem lại hiệu quả đáng kích lệ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo khí sinh học ở các địa bàn nông thôn.
Dự án “Biến chất thải thành nguồn năng lượng thông qua sử dụng công nghệ khí sinh học” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tổ chức Phát triển Hà Lan triển khai từ 2003 tới 2012, đã mở ra triển vọng lớn về thị trường khí sinh học tại Việt Nam. Dự án đang đi tới đích xây dựng được 168.000 công trình khí sinh học trên phạm vi 50 tỉnh, thành phố vào cuối năm nay. Kết quả này góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên diện rộng; vừa giải quyết được bài toán môi trường khó khăn tại khu vực nông nghiệp; vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Hơn nữa, đạt được tiêu chí giảm thiểu nguồn khí phá vỡ tầng ôzô. Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm một công trình khí sinh học giảm thiểu được 2 tấn CO2 .Như vậy, toàn bộ dự án đã “cắt giảm” được 336 ngàn tấn CO2/năm và sẽ được tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian.
Vì lẽ đó, ngay khi kết thúc giai đoạn 1 (2005), dự án đã được trao giải Năng lượng toàn cầu tại Bursel (Bỉ) vào năm 2006. Đây là dự án khoa học đầu tiên của Việt Nam được bình chọn trao giải thưởng này. Đến năm 2010, dự án tiếp tục đoạt được giải thưởng Ashden Năng lượng bền vững của Vương quốc Anh. Khởi nguồn từ 2001, giải thưởng Năng lượng bền vững đã và đang khuyến khích việc sử dụng rộng rãi nguồn năng lượng thích ứng với biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo.
Bể khí biogas
Nằm trên địa bàn xóm Vĩnh Cát, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, công ty chính thức hoạt động từ năm 2005. Với quy mô 1.225 lợn nái và từ 25.000 tới 34.000 lợn thương phẩm mỗi năm, lượng chất thải rắn, nước và khí từ các trại chăn nuôi phát sinh hàng ngày rất lớn. Công ty không chỉ tiến hành các thủ tục về bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường, được UBND tỉnh phê duyệt; mà còn nghiêm túc triển khai các biện pháp xử lý phù hợp. Giá trị nhất là hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng biogas đã và đang đem lại hiệu quả đáng kể trong bảo vệ môi trường và kinh tế cho chính doanh nghiệp.
Để xử lý lượng chất thải giàu chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sản xuất, công ty đầu tư 1,7 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng bể biogas kích thước lớn (70x40x2,5m) để tạo khí ga chạy máy phát điện công suất 125kw/h. Qua 7 năm vận hành, nguồn điện này đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu sử dụng điện của toàn công ty (8h mỗi ngày). Theo tính toán, hệ thống khí sinh học này “sống” được khoảng 30 năm, lợi nhuận 15 năm đầu không thay đổi (trên 424 triệu đồng/năm), lợi nhuận thời gian còn lại giảm dần do chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn của công trình này chỉ có 4 năm.
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được thông qua lợi nhuận thu được nhờ tiết kiệm năng lượng điện cho sản xuất 8 tiếng mỗi ngày, việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải bằng biogas chạy máy phát điện còn mang lại các lợi ích môi trường như giảm ô nhiễm môi trường nước, giảm mùi hôi, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm dịch bệnh.
Cho dù chưa thể lượng hóa những lợi ích môi trường, mô hình xử lý chất thải của công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh sẽ khích lệ các doanh nghiệp và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đi theo con đường “lợi mình, lợi xã hội”. Điều này đặc biệt có ý nghĩa, bởi kết quả điều tra cho thấy, hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh mới chỉ có 6% cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas; 93% hộ chăn nuôi xử lý chất thải bằng ủ phân và 1% không xử lý xả thẳng vào ao hồ nuôi cá nước ngọt. Trong khi tỷ trọng chăn nuôi của Hà Tĩnh đang chiếm tới 42% trong giá trị sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi lợn giữ vị trí quan trọng nhất, với 69% tổng số khối lượng thịt hơi các loại).
Điều này đồng nghĩa với việc Trà Vinh đang bỏ qua một cơ hội sản xuất năng lượng từ sinh khối sẵn có trên địa bàn; bỏ qua cơ hội giúp nhà nông tham gia vào quá trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đây cũng là tình trạng phổ biến đối với nguồn thải chăn nuôi ở hầu hết các địa phương.
Đó là lý do nhiều địa phương lên tiếng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường biện pháp kiểm soát các nguồn thải từ trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi trên phạm vi cả nước.
Theo EVN news