Top 5 quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo
Thứ tư, 20/06/2012 - 10:40
Top 5 nước G20 có sản lượng điện từ năng lượng tái tạo lớn nhất là: Đức, EU-27, Ý, In-đô-nê-xi-a, Anh.
Trong thập kỷ vừa qua, sản lượng điện từ các nguồn tái tạo của Mỹ đã tăng vọt 300%. Bất chấp mức tăng tưởng ấn tượng này, Mỹ vẫn bị bỏ xa bởi châu Âu vì nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Đức, sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn so với Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Nhìn chung, trong năm 2011, 2,7% tổng lượng điện năng của Mỹ được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng sinh khối và một số nhà máy điện chạy bằng chất thải khác (không bao gồm thủy điện). Nhờ vậy, Mỹ đứng thứ 7 trong nhóm nước G20 về năng lượng tái tạo.
Trong sự phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới, một số chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích nguồn năng lượng tỏ ra hiệu quả vượt trội, ví dụ như chính sách khuyến khích giá điện năng lượng tái tạo (feed-in tariffs) của Đức. Đức đã vượt xa Mỹ trong việc đưa ra các chính sách thúc đẩy của năng lượng tái tạo phát triển một cách mạnh mẽ.
Những nước đi đầu về năng lượng tái tạo
Vào tháng 5- thời kỳ “u ám” ở Đức, nước này vẫn tạo ra 30% điện năng từ năng lượng mặt trời. Trong khi đó, các quốc gia nhỏ hơn, không thuộc nhóm G20 như Tây Ban Nha, Niu Di-lân, Ai-xơ-len, and Na Uy đạt tỷ lệ hơn 15% điện năng từ năng lượng tái tạo.
Top 5 nước G20 có sản lượng điện từ năng lượng tái tạo lớn nhất là: Đức, EU-27, Ý, In-đô-nê-xi-a, Anh.
Thử thách trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Mỹ
Bất chấp những chính sách của Chính phủ Mỹ để khuyến khích năng lượng tái tạo, nước này vẫn chưa đuổi kịp các quốc gia châu Âu trong lĩnh vực này.
Ông Jake Schmidt , Giám đốc về chính sách khí hậu quốc tế của Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (NRDC) nói: “Thật không may, mọi chính sách để tăng nguồn cung năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa hiệu quả ở Mỹ.”
Nhìn chung, trong năm 2011, 2,7% tổng lượng điện năng của Mỹ được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng sinh khối và một số nhà máy điện chạy bằng chất thải khác (không bao gồm thủy điện). Nhờ vậy, Mỹ đứng thứ 7 trong nhóm nước G20 về năng lượng tái tạo.
Trong sự phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới, một số chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích nguồn năng lượng tỏ ra hiệu quả vượt trội, ví dụ như chính sách khuyến khích giá điện năng lượng tái tạo (feed-in tariffs) của Đức. Đức đã vượt xa Mỹ trong việc đưa ra các chính sách thúc đẩy của năng lượng tái tạo phát triển một cách mạnh mẽ.
Những nước đi đầu về năng lượng tái tạo
Vào tháng 5- thời kỳ “u ám” ở Đức, nước này vẫn tạo ra 30% điện năng từ năng lượng mặt trời. Trong khi đó, các quốc gia nhỏ hơn, không thuộc nhóm G20 như Tây Ban Nha, Niu Di-lân, Ai-xơ-len, and Na Uy đạt tỷ lệ hơn 15% điện năng từ năng lượng tái tạo.
Top 5 nước G20 có sản lượng điện từ năng lượng tái tạo lớn nhất là: Đức, EU-27, Ý, In-đô-nê-xi-a, Anh.
Thử thách trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Mỹ
Bất chấp những chính sách của Chính phủ Mỹ để khuyến khích năng lượng tái tạo, nước này vẫn chưa đuổi kịp các quốc gia châu Âu trong lĩnh vực này.
Ông Jake Schmidt , Giám đốc về chính sách khí hậu quốc tế của Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (NRDC) nói: “Thật không may, mọi chính sách để tăng nguồn cung năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa hiệu quả ở Mỹ.”
Kim Anh (theo Clean Technica)