Giảm bớt nhà máy nhiệt điện sử dụng than
Thứ sáu, 04/05/2012 - 09:12
Đây là kiến nghị của các nhà khoa học tại nghị khoa học toàn quốc ngành Nhiệt lần thứ 2 do Hội Khoa học - kỹ thuật Nhiệt Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
Đây là kiến nghị của các nhà khoa học tại nghị khoa học toàn quốc ngành Nhiệt lần thứ 2 do Hội Khoa học - kỹ thuật Nhiệt Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội.
Theo TS. Nguyễn Thành Sơn, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn phải dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, với tỉ trọng sản xuất điện trong quy hoạch Điện VII tới 70,8% là năng lượng hóa thạch, trong đó than chiếm 46,8% là quá lớn. Để giảm áp lực phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam cần phát triển tối đa các nguồn năng lượng tái tạo, hạn chế và giảm bớt phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
Đến năm 2020, tiềm năng thủy điện ở Việt Nam gần như đã được huy động hết, trong khi đó tiềm năng các loại năng lượng tái tạo như gió, mặt trời... còn khá lớn nhưng lại thiếu công nghệ và vốn để phát triển. Từ thực tế đó, Hội Khoa học và kỹ thuật Nhiệt Việt Nam đề xuất Chính phủ nên chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có sẵn.
Tua-bin điện gió của một công ty Đức tại triển lãm Enerexpo Vietnam 2012
Theo TS. Nguyễn Thành Sơn, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn phải dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, với tỉ trọng sản xuất điện trong quy hoạch Điện VII tới 70,8% là năng lượng hóa thạch, trong đó than chiếm 46,8% là quá lớn. Để giảm áp lực phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam cần phát triển tối đa các nguồn năng lượng tái tạo, hạn chế và giảm bớt phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
Đến năm 2020, tiềm năng thủy điện ở Việt Nam gần như đã được huy động hết, trong khi đó tiềm năng các loại năng lượng tái tạo như gió, mặt trời... còn khá lớn nhưng lại thiếu công nghệ và vốn để phát triển. Từ thực tế đó, Hội Khoa học và kỹ thuật Nhiệt Việt Nam đề xuất Chính phủ nên chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo có sẵn.
Theo Đất Việt