Công bố quy trình dán nhãn năng lượng cho sản phẩm gia dụng
Thứ năm, 19/04/2012 - 13:33
Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương vừa chính thức công bố bản hướng dẫn chi tiết về lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng đối với bốn nhóm sản phẩm
Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương vừa chính thức công bố bản hướng dẫn chi tiết về lập hồ sơ đăng ký, thực hiện và báo cáo thực hiện dán nhãn năng lượng đối với bốn nhóm sản phẩm gồm điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện và quạt điện.
Theo quyết định này, có 4 nhóm ngành hàng ưu tiên dán nhãn năng lượng “Ngôi sao năng lượng Việt” bao gồm nhóm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị văn phòng và thương mại, nhóm thiết bị công nghiệp và nhóm phương tiện giao thông vận tải. Trong số này, bốn dòng sản phẩm gồm điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện và quạt điện nói trên được tính trong nhóm thiết bị gia dụng.
Nhãn năng lượng so sánh áp dụng cho các sản phẩm được quy định theo 5 cấp được quy định trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam, theo đó cấp 1 (1 sao) là mức tối thiểu và cấp 5 (5 sao) là cấp có hiệu suất năng lượng lớn nhất. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn năng lượng so sánh dán hoặc in trên sản phẩm, bao bì và trên cataloge, tờ rơi để quảng cáo... Hàng năm doanh nghiệp được cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng sẽ phải lập báo cáo theo mẫu để gửi về Bộ Công Thương.
Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp, việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2012. Từ ngày 1/1/2013 sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc. Các doanh nghiệp thực hiện dán nhãn tiết kiệm năng lượng trước ngày 01/01/2013 sẽ được tham gia miễn phí các chương trình truyền thông do Bộ này tổ chức. Các sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình mua sắm công của nhà nước.
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nên sớm nộp hồ sơ để được chứng nhận dán nhãn năng lượng trước ngày 1/1/2013. Sau năm 2013, khi việc dán nhãn được thực hiện bắt buộc, doanh nghiệp sẽ không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào khi thực hiện dán nhãn năng lượng cho các thiết bị tiêu thụ điện.
Theo ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng thuộc Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Quyết định 51, có khoảng 13 loại phương tiện, thiết bị bắt buộc phải dán nhãn khi đưa ra thị trường. Trong năm 2012, Bộ Công thương sẽ xây dựng các dự án, chương trình hợp tác dài hạn về tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nên sớm nộp hồ sơ để được chứng nhận dán nhãn năng lượng trước ngày 1/1/2013, và nộp càng sớm càng tốt, tránh để sản phẩm phải dán nhãn mà lại không có nhãn lưu thông sau ngày 1/1/2013. Tại thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp sẽ không phải trả chi phí dán nhãn năng lượng cho Bộ. Các sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình mua sắm công của nhà nước.
Theo quyết định này, có 4 nhóm ngành hàng ưu tiên dán nhãn năng lượng “Ngôi sao năng lượng Việt” bao gồm nhóm thiết bị gia dụng, nhóm thiết bị văn phòng và thương mại, nhóm thiết bị công nghiệp và nhóm phương tiện giao thông vận tải. Trong số này, bốn dòng sản phẩm gồm điều hòa không khí, tủ lạnh, nồi cơm điện và quạt điện nói trên được tính trong nhóm thiết bị gia dụng.
Quạt nằm trong nhóm đồ gia dụng được ưu tiên dán nhãn năng lượng
Nhãn năng lượng so sánh áp dụng cho các sản phẩm được quy định theo 5 cấp được quy định trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam, theo đó cấp 1 (1 sao) là mức tối thiểu và cấp 5 (5 sao) là cấp có hiệu suất năng lượng lớn nhất. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn năng lượng so sánh dán hoặc in trên sản phẩm, bao bì và trên cataloge, tờ rơi để quảng cáo... Hàng năm doanh nghiệp được cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng sẽ phải lập báo cáo theo mẫu để gửi về Bộ Công Thương.
Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp, việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2012. Từ ngày 1/1/2013 sẽ thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc. Các doanh nghiệp thực hiện dán nhãn tiết kiệm năng lượng trước ngày 01/01/2013 sẽ được tham gia miễn phí các chương trình truyền thông do Bộ này tổ chức. Các sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình mua sắm công của nhà nước.
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nên sớm nộp hồ sơ để được chứng nhận dán nhãn năng lượng trước ngày 1/1/2013. Sau năm 2013, khi việc dán nhãn được thực hiện bắt buộc, doanh nghiệp sẽ không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào khi thực hiện dán nhãn năng lượng cho các thiết bị tiêu thụ điện.
Theo ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Tiết kiệm năng lượng thuộc Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Quyết định 51, có khoảng 13 loại phương tiện, thiết bị bắt buộc phải dán nhãn khi đưa ra thị trường. Trong năm 2012, Bộ Công thương sẽ xây dựng các dự án, chương trình hợp tác dài hạn về tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nên sớm nộp hồ sơ để được chứng nhận dán nhãn năng lượng trước ngày 1/1/2013, và nộp càng sớm càng tốt, tránh để sản phẩm phải dán nhãn mà lại không có nhãn lưu thông sau ngày 1/1/2013. Tại thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp sẽ không phải trả chi phí dán nhãn năng lượng cho Bộ. Các sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình mua sắm công của nhà nước.
Trần Linh