Nam Úc muốn dẫn đầu ngành năng lượng tái tạo
Thứ năm, 05/04/2012 - 11:13
Chính phủ Đảng cầm quyền Úc tại Nam Úc muốn đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng như cần có nhiều các trang trại gió để đạt được mục tiêu này.
Chính phủ Đảng cầm quyền Úc tại Nam Úc muốn đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng như cần có nhiều các trang trại gió để đạt được mục tiêu này.
Hơn 1 nửa số trang trại gió của Úc tập trung tại Nam Úc, cung cấp 26% tổng điện năng của khu vực này hồi năm ngoái – tăng 8% so với năm 2010 và giảm 1% so với 5 năm trước đây.
Nam Úc đã cam kết tăng mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo lên 20% vào năm 2014 và 33% vào năm 2020. Phần lớn trong số đó tới từ nguồn phong năng và quang năng.
Trong khi đó, Đảng Tự do cho rằng thúc đẩy năng lượng tái tạo sẽ đẩy giá điện lên. Để chứng minh cho điều này, lãnh đạo phe đối lập Isobel Redmond đã viện dẫn một báo cáo trong tháng 3 của Hiệp hội Người sử dụng Năng lượng Úc (EUAA) nói rằng giá điện của Nam Úc đắt thứ 3 trên thế giới, sau Đan Mạch và Đức.
Bà RedMond cho hay: "Chúng tôi biết rằng Đan Mạch có nhiều hơn năng lượng gió hơn bất kỳ thị trường điện lực nào khác, còn Đức có lượng pin quang điện cao nhất thế giới. Đảng Lao Động Nam Úc đã thúc đẩy phát triển cả 2 công nghệ này tại đây”.
"Khi Đảng Lao động áp dụng thuế carbon vào tháng Bảy năm nay, giá điện trung bình sẽ tăng tới 150 USD, tức là giá điện ở Nam Úc sẽ đạt mức cao nhất thế giới”.
Tuy nhiên, Hiệp hội Cung ứng Năng lượng Úc (ESAA) cho biết báo của EUAA mà bà RedMond trích dẫn đã nói quá sự việc lên.
Giám đốc ESAA Matthew Warren cho rằng bản báo cáo chỉ gây sốc hơn là tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề về giá điện tăng cao.
Theo ông Warren, rõ ràng là “tiền điện đã tăng lên và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai”, song “rất nhiều khẳng định trong báo cáo này hoặc là không chính xác, hoặc là đã phóng đại lên”, "thực tế là giá điện ở Úc không cao nhất thế giới” .
Ông nói rằng sự thay đổi cấu trúc trong ngành lĩnh vực năng lượng đẩy giá điện tăng cao. Đó là do cần phải chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, còn nhu cầu điện năng tăng lên, đặc biệt là những ngày nóng.
Theo ông, "để đảm bảo cung cấp điện một cách an toàn và ổn định trong thời kì này thì đầu tư vào cả mạng lưới điện và việc sản xuất điện là điều cần thiết”.
Bộ trưởng tư pháp Nam Úc John Rau cho biết ông tin rằng đây là sự hỗ trợ đáng kể cho cộng đồng nông thôn đối với sự phát triển của các cánh đồng gió, dự thảo quy định về cánh đồng gió đang được xem xét để đệ trình. Theo dự thảo này, các tua bin gió sẽ được đặt cách nhà ở khoảng 1 km, hoặc thậm chí là gần hơn nếu gia đình đó đồng ý.
Cho đến nay đã có khoảng 2,8 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực phong năng ở Nam Úc, tạo ra hơn 3000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Hơn 1 nửa số trang trại gió của Úc tập trung tại Nam Úc, cung cấp 26% tổng điện năng của khu vực này hồi năm ngoái – tăng 8% so với năm 2010 và giảm 1% so với 5 năm trước đây.
Nam Úc đã cam kết tăng mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo lên 20% vào năm 2014 và 33% vào năm 2020. Phần lớn trong số đó tới từ nguồn phong năng và quang năng.
Trong khi đó, Đảng Tự do cho rằng thúc đẩy năng lượng tái tạo sẽ đẩy giá điện lên. Để chứng minh cho điều này, lãnh đạo phe đối lập Isobel Redmond đã viện dẫn một báo cáo trong tháng 3 của Hiệp hội Người sử dụng Năng lượng Úc (EUAA) nói rằng giá điện của Nam Úc đắt thứ 3 trên thế giới, sau Đan Mạch và Đức.
Bà RedMond cho hay: "Chúng tôi biết rằng Đan Mạch có nhiều hơn năng lượng gió hơn bất kỳ thị trường điện lực nào khác, còn Đức có lượng pin quang điện cao nhất thế giới. Đảng Lao Động Nam Úc đã thúc đẩy phát triển cả 2 công nghệ này tại đây”.
"Khi Đảng Lao động áp dụng thuế carbon vào tháng Bảy năm nay, giá điện trung bình sẽ tăng tới 150 USD, tức là giá điện ở Nam Úc sẽ đạt mức cao nhất thế giới”.
Tuy nhiên, Hiệp hội Cung ứng Năng lượng Úc (ESAA) cho biết báo của EUAA mà bà RedMond trích dẫn đã nói quá sự việc lên.
Giám đốc ESAA Matthew Warren cho rằng bản báo cáo chỉ gây sốc hơn là tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề về giá điện tăng cao.
Theo ông Warren, rõ ràng là “tiền điện đã tăng lên và sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai”, song “rất nhiều khẳng định trong báo cáo này hoặc là không chính xác, hoặc là đã phóng đại lên”, "thực tế là giá điện ở Úc không cao nhất thế giới” .
Ông nói rằng sự thay đổi cấu trúc trong ngành lĩnh vực năng lượng đẩy giá điện tăng cao. Đó là do cần phải chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, còn nhu cầu điện năng tăng lên, đặc biệt là những ngày nóng.
Theo ông, "để đảm bảo cung cấp điện một cách an toàn và ổn định trong thời kì này thì đầu tư vào cả mạng lưới điện và việc sản xuất điện là điều cần thiết”.
Bộ trưởng tư pháp Nam Úc John Rau cho biết ông tin rằng đây là sự hỗ trợ đáng kể cho cộng đồng nông thôn đối với sự phát triển của các cánh đồng gió, dự thảo quy định về cánh đồng gió đang được xem xét để đệ trình. Theo dự thảo này, các tua bin gió sẽ được đặt cách nhà ở khoảng 1 km, hoặc thậm chí là gần hơn nếu gia đình đó đồng ý.
Cho đến nay đã có khoảng 2,8 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực phong năng ở Nam Úc, tạo ra hơn 3000 việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Lê My (theo MzHerald)