Hướng về mặt trời
Thứ ba, 03/04/2012 - 09:42
Việt Nam, đặc biệt là ở miền Trung, miền Nam đang có đầy đủ khả năng và cơ hội lớn sử dụng điện năng từ nguồn năng lượng mặt trời cho sinh hoạt và sản xuất
Việt Nam, đặc biệt là ở miền Trung, miền Nam đang có đầy đủ khả năng và cơ hội lớn sử dụng điện năng từ nguồn năng lượng mặt trời cho sinh hoạt và sản xuất
Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1.800 – 2.100 giờ nắng trong một năm, ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2.000 – 2.600 giờ nắng/năm. Có thể kết luận rằng bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Tiềm năng lớn, nhu cầu cao
Theo ông Trịnh Quang Dũng, Trưởng Phòng Phát triển công nghệ điện mặt trời, Viện Vật lý TPHCM, tuy còn non trẻ song ngành công nghiệp điện mặt trời Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể. Trong đó, TPHCM với nguồn tài nguyên nắng dồi dào và các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng lực lượng sản xuất, là một trung tâm có tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng mặt trời (NLMT) lớn nhất nước.
Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1.800 – 2.100 giờ nắng trong một năm, ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2.000 – 2.600 giờ nắng/năm. Có thể kết luận rằng bức xạ mặt trời là nguồn tài nguyên to lớn cho các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Tiềm năng lớn, nhu cầu cao
Theo ông Trịnh Quang Dũng, Trưởng Phòng Phát triển công nghệ điện mặt trời, Viện Vật lý TPHCM, tuy còn non trẻ song ngành công nghiệp điện mặt trời Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng kể. Trong đó, TPHCM với nguồn tài nguyên nắng dồi dào và các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng lực lượng sản xuất, là một trung tâm có tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng mặt trời (NLMT) lớn nhất nước.
Tính đến nay, công nghiệp NLMT ở TPHCM đã tạo dựng được một số cơ sở sản xuất tương đối, tiêu biểu như nhà máy sản xuất module pin mặt trời có quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, đã xây dựng được nhà máy Solar Materials Incorporated có khả năng cung cấp cả hai loại silic khối (mono and multi-crystalline) sử dụng cho công nghiệp sản xuất pin mặt trời. Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như modul pin mặt trời, các thiết bị ngoại vi inveter, các máy smarts, thiết bị điện mặt trời nối lưới công nghệ SIPV…
Theo đánh giá của các nhà khoa học, công nghiệp pin mặt trời TPHCM đã gần đi vào hoàn thiện, hiện chỉ còn thiếu 2 khâu trong một quy trình công nghiệp khép kín, đó là tinh chế quặng silic từ cát và chế tạo phiến pin mặt trời từ phiến silic.
Hiện nay, tại các tỉnh, thành phía Nam, người dân có nhu cầu sử dụng các sản phẩm NLMT rất lớn như máy nước nóng NLMT, thắp sáng bằng pin NLMT… Thị trường các sản phẩm NLMT cũng đang rất sôi động với hàng chục công ty trong nước cung cấp các máy nước nóng sử dụng NLMT, đèn NLMT, các tấm pin cung cấp điện năng từ NLMT…
Sẵn sàng ứng dụng NLMT
Sở GTVT TPHCM cho biết đang lên kế hoạch tìm kiếm các vị trí thích hợp để lắp đèn sử dụng NLMT và gió để thay thế cho đèn chiếu sáng công cộng dùng điện như hiện nay. Đây là một trong những giải pháp mà Sở GTVT sẽ nghiên cứu thực hiện trong năm 2012.
Tại Khánh Hòa, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư hệ thống điện bằng NLMT cho đảo Ninh Tân thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Đây là đảo ven bờ đầu tiên thí điểm việc phủ điện bằng NLMT, làm cơ sở để nhân rộng sang các đảo khác. Dự kiến, mỗi hộ gia đình ở đảo Ninh Tân sẽ được lắp đặt một hệ thống pin mặt trời có công suất 350 Wp, đủ để bảo đảm cho sinh hoạt của người dân như thắp sáng, xem tivi, quạt máy…
Còn tại tỉnh Tiền Giang, các nhà khoa học đã nghiên cứu, ứng dụng đèn LED sử dụng NLMT trong chiếu sáng công cộng. Kết quả cho thấy với bộ đèn LED sử dụng NLMT sẽ giúp tiết kiệm điện 3,36 KWh/đêm. Với hệ thống 25 trụ đèn LED sẽ tiết kiệm được 383.250 KWh/năm, tương đương 524,7 triệu đồng.
Mới đây, Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết trong năm 2012, sẽ hỗ trợ lắp đặt 5.500 bình nước nóng NLMT tại 21 tỉnh, TP khu vực phía Nam. Theo Tổng Công ty Điện lực miền Nam, hiện cả nước có trên 2,5 triệu máy đun nước nóng bằng điện, công suất từ 2.000 đến 5.000 W, hằng năm tiêu tốn đến 4 tỉ KWh điện.
Nhiều ứng dụng hữu ích
Đến nay, số lượng các nghiên cứu, sáng chế sử dụng NLMT tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng và đã bước đầu chứng tỏ được tính thiết thực. ThS Phạm Xuân Hiển, Khoa Vật lý Kỹ thuật (ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM) đã chế tạo chiếc xe chạy bằng NLMT cho một người lái có giá chỉ khoảng 15 triệu đồng. Hiện xe đã vận hành tốt, trong tương lai, xe sẽ được trang bị thêm bộ dự trữ năng lượng để có thể hoạt động bình thường trong những ngày thiếu nắng...
Cà phê sau khi thu hoạch được sấy một cách thủ công hoặc qua lò sấy điện thì rất tốn kém. Khắc phục điều này, TS Mai Thanh Phong cùng nhóm sinh viên Khoa Kỹ thuật Hóa học Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã thiết kế và chế tạo thành công máy sấy cà phê và nhiều loại nông sản khác sử dụng nguồn NLMT và nhiệt từ sinh khối với giá thành rẻ nhưng có chất lượng cao.
Ứng dụng trong nông nghiệp
Ông Võ Ngọc Diệp, Tổ trưởng Tổ Hợp tác Thanh long Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang), đã thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng NLMT. Mô hình này không chỉ giúp ông tiết kiệm được điện, nước, nhân công… mà còn giúp trái thanh long phát triển tốt, chất lượng cao trong thời gian qua.
Theo Người Lao động