Phát triển nhiên liệu sinh học từ sinh khối vi tảo biển
Thứ hai, 09/04/2012 - 13:46
Việc làm chủ được công nghệ nuôi trồng đủ sinh khối tảo, chuyển hóa thành công sinh khối tảo thành diesel sinh học có chất lượng tốt đã chứng minh cho các cơ quan quản lý của Việt Nam về tiềm năng và những thách thức cho việc đầu tư sản xuất diesel sinh học từ tảo trên quy mô lớn theo định hướng để thương mại hóa sản phẩm.
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm diesel sinh học từ sinh khối vi tảo biển, theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 của Bộ Công Thương.
Từ thành tựu nghiên cứu khoa học trên đã mở ra hướng đi mới cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời giúp bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và có tiềm năng thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.
Hiện nay, bằng quy trình sản xuất được Viện nghiên cứu đã tạo được khoảng 6 lít diesel sinh học từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam đạt được 10/15 tiêu chuẩn chất lượng của diesel sinh học gốc B100 theo tiêu chuẩn Việt Nam đã công bố. Đồng thời, quy trình sản xuất cũng tạo được một loạt sản phẩm khác đi cùng như glycerol, axit béo không bão hòa rất có giá trị sử dụng trong các ngành y, dược và thực phẩm chức năng cho người và động vật nuôi và giúp giảm giá thành sản xuất diesel sinh học.
Việc làm chủ được công nghệ nuôi trồng đủ sinh khối tảo, chuyển hóa thành công sinh khối tảo thành diesel sinh học có chất lượng tốt đã chứng minh cho các cơ quan quản lý của Việt Nam về tiềm năng và những thách thức cho việc đầu tư sản xuất diesel sinh học từ tảo trên quy mô lớn theo định hướng để thương mại hóa sản phẩm.
Một số công ty nước ngoài như UOP-Honeywell - một công ty hàng đầu của Mỹ về chế tác và công nghệ đa dạng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư cho các nghiên cứu sâu hơn, đối với việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam.
Triển vọng này sẽ giúp mở rộng quy mô nuôi trồng vi tảo biển ở các vùng ngập mặn, trên mặt biển, vùng ven biển... với giá thành rẻ, làm nguyên liệu sản xuất, tạo việc làm cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo các tỉnh ven biển.
Từ thành tựu nghiên cứu khoa học trên đã mở ra hướng đi mới cho việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời giúp bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và có tiềm năng thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.
Hiện nay, bằng quy trình sản xuất được Viện nghiên cứu đã tạo được khoảng 6 lít diesel sinh học từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam đạt được 10/15 tiêu chuẩn chất lượng của diesel sinh học gốc B100 theo tiêu chuẩn Việt Nam đã công bố. Đồng thời, quy trình sản xuất cũng tạo được một loạt sản phẩm khác đi cùng như glycerol, axit béo không bão hòa rất có giá trị sử dụng trong các ngành y, dược và thực phẩm chức năng cho người và động vật nuôi và giúp giảm giá thành sản xuất diesel sinh học.
Việc làm chủ được công nghệ nuôi trồng đủ sinh khối tảo, chuyển hóa thành công sinh khối tảo thành diesel sinh học có chất lượng tốt đã chứng minh cho các cơ quan quản lý của Việt Nam về tiềm năng và những thách thức cho việc đầu tư sản xuất diesel sinh học từ tảo trên quy mô lớn theo định hướng để thương mại hóa sản phẩm.
Một số công ty nước ngoài như UOP-Honeywell - một công ty hàng đầu của Mỹ về chế tác và công nghệ đa dạng đang tìm hiểu cơ hội đầu tư cho các nghiên cứu sâu hơn, đối với việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối vi tảo biển của Việt Nam.
Triển vọng này sẽ giúp mở rộng quy mô nuôi trồng vi tảo biển ở các vùng ngập mặn, trên mặt biển, vùng ven biển... với giá thành rẻ, làm nguyên liệu sản xuất, tạo việc làm cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo các tỉnh ven biển.
Theo TTX VN