FPT tiết kiệm hàng trăm triệu đồng tiền điện nhờ Green IT
Thứ tư, 15/02/2012 - 10:42
Thử nghiệm tiết kiệm năng lượng của các thiết bị CNTT tại Công ty Viễn thông Quốc tế FPT và Đại học FPT cho thấy có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện mỗi năm.
Thử nghiệm tiết kiệm năng lượng của các thiết bị CNTT tại Công ty Viễn thông Quốc tế FPT và Đại học FPT cho thấy có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện mỗi năm.
Tại Hội thảo CNTT Xanh (Green IT) châu Á do Bộ Kinh tế Thương mại & Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Hiệp hội CNTT & Điện tử Nhật Bản (JEITA) phối hợp với Bộ TT&TT (MIC) và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức sáng nay ở Hà Nội, 2 ví dụ điển hình về ứng dụng Green IT đã được công bố để chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Trung tâm dữ liệu "đỡ tốn" 300 triệu đồng
Điển hình thứ nhất là ứng dụng Green IT tại Trung tâm Dữ liệu của Công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FPT Telecom International – FTI) với phòng máy chủ diện tích 284,1m2 có tổng số 119 tủ rack được sắp xếp thành 13 dãy.
Theo khảo sát của Công ty Cổ phần IDC Frontier từ 6/7 đến 17/11/2011, FTI đã sử dụng quá nhiều máy điều hòa (đang chạy tới 5 máy trong khi thực tế chỉ cần 1 máy), nhiệt độ máy chủ quá lạnh (180C) nhưng không cách nhiệt được mặt trước và mặt sau tủ rack, khiến không khí nóng thải ra từ máy chủ và hệ thống mạng bị quay vòng, làm cho một số chỗ trong tủ rack bị nóng lên tới hơn 350C.
Nhờ sự tư vấn của IDC Frontier, FTI đã sử dụng tấm chắn Blanking Panel (được gắn vào mặt trước của tủ rack nhằm che các khoảng trống trong tủ) và điều chỉnh số lượng máy điều hòa không khí để cắt giảm lượng điện tiêu thụ. Ước tính với việc ứng dụng CNTT Xanh như vậy, FTI sẽ giảm được lượng điện tiêu thụ mỗi năm khoảng 255.000kWh, đồng thời giảm 140 tấn CO2, quy ra giá trị vật chất thì tiết kiệm được tới 300 triệu đồng.
“Theo thiết kế thì việc ứng dụng Green IT sẽ giúp FTI cắt giảm tới 40% điện năng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa, song trên thực tế hiện mới chỉ cắt giảm được khoảng 20% bởi trong quá trình triển khai có 1 số khó khăn liên quan tới thiết kế cũ của trung tâm dữ liệu. Dẫu sao vẫn có thể thấy Green IT có khả năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí bởi đầu tư cho các tấm panel thấp hơn nhiều so với chi phí phải trả cho việc tiêu hao điện năng (mỗi tấm chắn Blanking Panel được mua tại Việt Nam với giá 75.000 đồng); mặt khác sẽ nâng cao tính dự phòng và an toàn cho hệ thống trung tâm dữ liệu”, ông Phùng Mạnh Hà, Phụ trách Trung tâm dữ liệu của FTI khẳng định.
Được biết FTI đang lập dự án xây dựng trung tâm dữ liệu mới, và trung tâm dữ liệu này sẽ áp dụng triệt để biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng.
Cắt giảm tới 500 triệu đồng cho tòa nhà văn phòng
Điển hình thứ 2 là ứng dụng Green IT tại tòa nhà của Đại học FPT. Ông Trần Thế Trung, đại diện trường Đại học FPT cho biết tòa nhà FPT Cầu Giấy có 3.000 nhân viên và 300 sinh viên thực tập. Tòa nhà bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2007, tiêu thụ trung bình 5 triệu kWh điện/năm.
Hưởng ứng việc ứng dụng Green IT, Đại học FPT đã hợp tác với Công ty Panasonic khảo sát khả năng tiết kiệm năng lượng của tòa nhà với địa điểm khảo sát là khu học đường số 1.
Kết quả cho thấy tòa nhà đã và đang sử dụng hơi quá nhiều điều hòa (sử dụng tới 3 cục làm mát nhưng cả 3 đều vận hành chưa hết công suất), thiết bị chiếu sáng không phải loại tiết kiệm năng lượng, hậu quả là tiêu thụ quá nhiều điện năng,
Panasonic đã đưa ra các đề xuất như thay đèn tuýp hiện tại bằng đèn tiết kiệm năng lượng (đèn LED, thiết bị chiếu sáng HF, cảm biến), cải thiện lại việc sử dụng hệ thống máy điều hòa…
Theo Panasonoc, với Green IT, Đại học FPT có thể cắt giảm 341.200kWh lượng điện tiêu thụ, trong đó điều hòa không khí giảm 144.100kWh và chiếu sáng giảm 197.100kWh, quy ra tiền mặt thì cắt giảm được khoảng 500 triệu đồng/năm tiền điện. Chưa kể sẽ cắt giảm được 192,2 tấn khí thải CO2/năm.
“Việc thay đổi hệ thống chiếu sáng dự kiến phải đầu tư khoảng 1,125 tỷ đồng, song với khả năng tiết kiệm tới 500 triệu đồng/năm kể trên thì chỉ sau 2,4 năm là có thể hoàn trả chi phí đầu tư này”, ông Trung phân tích.
Những kết quả cụ thể về khả năng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí nêu trên sẽ là kinh nghiệm hay để triển khai rộng Green IT tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tại Hội thảo CNTT Xanh (Green IT) châu Á do Bộ Kinh tế Thương mại & Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Hiệp hội CNTT & Điện tử Nhật Bản (JEITA) phối hợp với Bộ TT&TT (MIC) và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức sáng nay ở Hà Nội, 2 ví dụ điển hình về ứng dụng Green IT đã được công bố để chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Trung tâm dữ liệu "đỡ tốn" 300 triệu đồng
Điển hình thứ nhất là ứng dụng Green IT tại Trung tâm Dữ liệu của Công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FPT Telecom International – FTI) với phòng máy chủ diện tích 284,1m2 có tổng số 119 tủ rack được sắp xếp thành 13 dãy.
Theo khảo sát của Công ty Cổ phần IDC Frontier từ 6/7 đến 17/11/2011, FTI đã sử dụng quá nhiều máy điều hòa (đang chạy tới 5 máy trong khi thực tế chỉ cần 1 máy), nhiệt độ máy chủ quá lạnh (180C) nhưng không cách nhiệt được mặt trước và mặt sau tủ rack, khiến không khí nóng thải ra từ máy chủ và hệ thống mạng bị quay vòng, làm cho một số chỗ trong tủ rack bị nóng lên tới hơn 350C.
Nhờ sự tư vấn của IDC Frontier, FTI đã sử dụng tấm chắn Blanking Panel (được gắn vào mặt trước của tủ rack nhằm che các khoảng trống trong tủ) và điều chỉnh số lượng máy điều hòa không khí để cắt giảm lượng điện tiêu thụ. Ước tính với việc ứng dụng CNTT Xanh như vậy, FTI sẽ giảm được lượng điện tiêu thụ mỗi năm khoảng 255.000kWh, đồng thời giảm 140 tấn CO2, quy ra giá trị vật chất thì tiết kiệm được tới 300 triệu đồng.
“Theo thiết kế thì việc ứng dụng Green IT sẽ giúp FTI cắt giảm tới 40% điện năng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa, song trên thực tế hiện mới chỉ cắt giảm được khoảng 20% bởi trong quá trình triển khai có 1 số khó khăn liên quan tới thiết kế cũ của trung tâm dữ liệu. Dẫu sao vẫn có thể thấy Green IT có khả năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí bởi đầu tư cho các tấm panel thấp hơn nhiều so với chi phí phải trả cho việc tiêu hao điện năng (mỗi tấm chắn Blanking Panel được mua tại Việt Nam với giá 75.000 đồng); mặt khác sẽ nâng cao tính dự phòng và an toàn cho hệ thống trung tâm dữ liệu”, ông Phùng Mạnh Hà, Phụ trách Trung tâm dữ liệu của FTI khẳng định.
Được biết FTI đang lập dự án xây dựng trung tâm dữ liệu mới, và trung tâm dữ liệu này sẽ áp dụng triệt để biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng.
Cắt giảm tới 500 triệu đồng cho tòa nhà văn phòng
Điển hình thứ 2 là ứng dụng Green IT tại tòa nhà của Đại học FPT. Ông Trần Thế Trung, đại diện trường Đại học FPT cho biết tòa nhà FPT Cầu Giấy có 3.000 nhân viên và 300 sinh viên thực tập. Tòa nhà bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2007, tiêu thụ trung bình 5 triệu kWh điện/năm.
Hưởng ứng việc ứng dụng Green IT, Đại học FPT đã hợp tác với Công ty Panasonic khảo sát khả năng tiết kiệm năng lượng của tòa nhà với địa điểm khảo sát là khu học đường số 1.
Kết quả cho thấy tòa nhà đã và đang sử dụng hơi quá nhiều điều hòa (sử dụng tới 3 cục làm mát nhưng cả 3 đều vận hành chưa hết công suất), thiết bị chiếu sáng không phải loại tiết kiệm năng lượng, hậu quả là tiêu thụ quá nhiều điện năng,
Panasonic đã đưa ra các đề xuất như thay đèn tuýp hiện tại bằng đèn tiết kiệm năng lượng (đèn LED, thiết bị chiếu sáng HF, cảm biến), cải thiện lại việc sử dụng hệ thống máy điều hòa…
Theo Panasonoc, với Green IT, Đại học FPT có thể cắt giảm 341.200kWh lượng điện tiêu thụ, trong đó điều hòa không khí giảm 144.100kWh và chiếu sáng giảm 197.100kWh, quy ra tiền mặt thì cắt giảm được khoảng 500 triệu đồng/năm tiền điện. Chưa kể sẽ cắt giảm được 192,2 tấn khí thải CO2/năm.
“Việc thay đổi hệ thống chiếu sáng dự kiến phải đầu tư khoảng 1,125 tỷ đồng, song với khả năng tiết kiệm tới 500 triệu đồng/năm kể trên thì chỉ sau 2,4 năm là có thể hoàn trả chi phí đầu tư này”, ông Trung phân tích.
Những kết quả cụ thể về khả năng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí nêu trên sẽ là kinh nghiệm hay để triển khai rộng Green IT tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ictnew.vn