Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thông qua dán nhãn năng lượng
Thứ tư, 28/12/2011 - 15:13
Sáng nay, 28/12/2011 tại Hà Nội, Bộ Công Thương thông qua dự án BRESL đã tổ chức hội thảo Xúc tiến chương trình dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng năm 2012
Sáng nay, 28/12/2011 tại Hà Nội, Bộ Công Thương thông qua dự án BRESL đã tổ chức hội thảo Xúc tiến chương trình dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng năm 2012. Hội thảo thu hút khoảng 50 khách mời là đại diện Bộ Công Thương, các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị tiêu thụ điện, các phòng thử nghiệm và đông đảo phóng viên, nhà báo đưa tin.
Ông Lê Tuấn Phong, Tổng cục phó - Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Tuấn Phong, Phó Cục trưởng Cục Năng Lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh “Vấn đề năng lượng là vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nước ta là nước phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng rất nhanh trong những năm qua và sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới. Mặc dù có nhiều loại năng lượng khác nhau nhưng không nhiều về trữ lượng chính vì vậy Việt Nam cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả”.
Tất cả đã sẵn sàng
Việt Nam đã và đang dành sự ưu tiên thích đáng cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế là trong những năm gần đây Chính Phủ đã triển khai nhiều chương trình sâu rộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng từ việc tích cực nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đến việc triển khai các hoạt động và giải pháp cụ thể. Bước đầu, giai đoạn 2006 – 2010 Việt Nam đã tiết kiệm được 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ tương đương khoảng 65 nghìn tỷ đồng.
Từ đầu năm 2011, ngay sau khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực, Chính Phủ đã ban hành các văn bản quy phạm tương ứng để thực thi Luật có hiệu quả. Trong đó, các quy định liên quan đến việc dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm, trang thiết bị sử dụng năng lượng là một trong những nội dung quan trọng của Luật.
Nhãn năng lượng xác nhận và nhãn năng lượng so sánh
Cụ thể, Các văn bản pháp luật làm nền tảng cho hoạt động dán nhãn năng lượng như Thông tư 08/2006/TT-BCN, Quyết định 51/2011/QĐ-TTg, Quyết định 68/2011/QD-TTg. Hàng loạt tiêu chuẩn đối với thiết bị, sản phẩm sử dụng năng lượng, các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng đã được nghiên cứu, xây dựng và ban hành. Đến nay, hầu hết các sản phẩm, thiết bị sử dụng năng lượng đều đã có Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Hệ thống các cơ sở thử nghiệm đã được xây dựng bước đầu đáp ứng được nhu cầu thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các nhà sản xuất. Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động dán nhãn năng lượng trong tương lai.
Qua 3 năm triển khai, Bộ Công Thương đã thí điểm bước đầu chương trình dán nhãn năng lượng cho một số sản phẩm như đèn tuyp, đèn compact, balast, quạt điện… Các sản phẩm sau khi được dán nhãn bước đầu được người tiêu dùng nhận nhận biết và tin dùng.
Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Cũng tại hội thảo, ông Lê Tuấn Phong cho rằng, hội thảo không chỉ là cơ hội để các nhà quản lý nhà nước phổ biến chủ trương, chính sách mà còn là dịp để doanh nghiệp và các bên liên quan phản ảnh nhu cầu, băn khoăn đến cơ quan quản lý. Chương trình dán nhãn năng lượng không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn là phương tiện tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Nói cách khác, dán nhãn năng lượng là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Ông Lương Văn Phan, Viện Phó, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, chuyên gia tư vấn cao cấp của chương trình dán nhãn năng lượng phân tích, ở thời điểm hiện tại, các chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương đang áp dụng hình thức tự nguyện, tuy nhiên theo lộ trình các sản phẩm tùy theo từng nhóm đối tượng sẽ lần lượt thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc. Chính vì vậy, tham gia dán nhãn năng lượng ngay từ bây giờ doanh nghiệp có rất nhiều lợi thế từ chi phí thử nghiệm cho đến truyền thông. Nắm bắt được thời điểm “đi trước đón đầu” cũng chính là doanh nghiệp nắm bắt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Dự án “Dỡ bỏ rào cản để thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng” – BRESL do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ thông qua UNDP, chủ trì thực hiện bởi Bộ Công Thương là dự án có mục tiêu thực thi các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng trong thực tế để tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thông qua dự án này các doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn lập hồ sơ, đăng ký tham gia dán nhãn, được đào tạo về cơ sở dữ liệu, được chuyên gia hỗ trợ về kỹ thuật đồng thời được hướng dẫn quảng bá sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Như vậy, chương trình dán nhãn năng lượng không chỉ dừng lại là công cụ quản lý nhà nước mà còn là phương tiện tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Ông Lê Tuấn Phong, Tổng cục phó - Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Tuấn Phong, Phó Cục trưởng Cục Năng Lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh “Vấn đề năng lượng là vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nước ta là nước phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng rất nhanh trong những năm qua và sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới. Mặc dù có nhiều loại năng lượng khác nhau nhưng không nhiều về trữ lượng chính vì vậy Việt Nam cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả”.
Tất cả đã sẵn sàng
Việt Nam đã và đang dành sự ưu tiên thích đáng cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế là trong những năm gần đây Chính Phủ đã triển khai nhiều chương trình sâu rộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng từ việc tích cực nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đến việc triển khai các hoạt động và giải pháp cụ thể. Bước đầu, giai đoạn 2006 – 2010 Việt Nam đã tiết kiệm được 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ tương đương khoảng 65 nghìn tỷ đồng.
Từ đầu năm 2011, ngay sau khi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực, Chính Phủ đã ban hành các văn bản quy phạm tương ứng để thực thi Luật có hiệu quả. Trong đó, các quy định liên quan đến việc dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm, trang thiết bị sử dụng năng lượng là một trong những nội dung quan trọng của Luật.
Nhãn năng lượng xác nhận và nhãn năng lượng so sánh
Cụ thể, Các văn bản pháp luật làm nền tảng cho hoạt động dán nhãn năng lượng như Thông tư 08/2006/TT-BCN, Quyết định 51/2011/QĐ-TTg, Quyết định 68/2011/QD-TTg. Hàng loạt tiêu chuẩn đối với thiết bị, sản phẩm sử dụng năng lượng, các tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng đã được nghiên cứu, xây dựng và ban hành. Đến nay, hầu hết các sản phẩm, thiết bị sử dụng năng lượng đều đã có Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Hệ thống các cơ sở thử nghiệm đã được xây dựng bước đầu đáp ứng được nhu cầu thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các nhà sản xuất. Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động dán nhãn năng lượng trong tương lai.
Qua 3 năm triển khai, Bộ Công Thương đã thí điểm bước đầu chương trình dán nhãn năng lượng cho một số sản phẩm như đèn tuyp, đèn compact, balast, quạt điện… Các sản phẩm sau khi được dán nhãn bước đầu được người tiêu dùng nhận nhận biết và tin dùng.
Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Cũng tại hội thảo, ông Lê Tuấn Phong cho rằng, hội thảo không chỉ là cơ hội để các nhà quản lý nhà nước phổ biến chủ trương, chính sách mà còn là dịp để doanh nghiệp và các bên liên quan phản ảnh nhu cầu, băn khoăn đến cơ quan quản lý. Chương trình dán nhãn năng lượng không chỉ là công cụ quản lý nhà nước mà còn là phương tiện tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Nói cách khác, dán nhãn năng lượng là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Ông Lương Văn Phan, Viện Phó, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, chuyên gia tư vấn cao cấp của chương trình dán nhãn năng lượng phân tích, ở thời điểm hiện tại, các chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương đang áp dụng hình thức tự nguyện, tuy nhiên theo lộ trình các sản phẩm tùy theo từng nhóm đối tượng sẽ lần lượt thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc. Chính vì vậy, tham gia dán nhãn năng lượng ngay từ bây giờ doanh nghiệp có rất nhiều lợi thế từ chi phí thử nghiệm cho đến truyền thông. Nắm bắt được thời điểm “đi trước đón đầu” cũng chính là doanh nghiệp nắm bắt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Dự án “Dỡ bỏ rào cản để thực thi có hiệu quả các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng” – BRESL do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ thông qua UNDP, chủ trì thực hiện bởi Bộ Công Thương là dự án có mục tiêu thực thi các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng trong thực tế để tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thông qua dự án này các doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn lập hồ sơ, đăng ký tham gia dán nhãn, được đào tạo về cơ sở dữ liệu, được chuyên gia hỗ trợ về kỹ thuật đồng thời được hướng dẫn quảng bá sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Như vậy, chương trình dán nhãn năng lượng không chỉ dừng lại là công cụ quản lý nhà nước mà còn là phương tiện tiếp cận thị trường của các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Trần Liễu