Năng lượng gió giúp Liên minh châu Âu cắt giảm khí thải
Thứ hai, 21/11/2011 - 15:25
Sản lượng phong điện sẽ đóng góp 31% vào việc thực hiện mục tiêu của Liên minh châu Âu cắt giảm các kênh khí thải carbon trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Trong bản báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội năng lượng gió của châu Âu (EWEA) công bố, sản lượng phong điện sẽ đóng góp 31% vào việc thực hiện mục tiêu của Liên minh châu Âu cắt giảm các kênh khí thải carbon trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Năm 2020, ngành công nghiệp phong điện của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thể giảm các kênh phát tán khí thải carbon xuống 342 triệu tấn, tương đương với phần đóng góp 31% vào mục tiêu của EU về giảm thiểu tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 20%. Theo EWEA, các ngành công nghiệp điện tái tạo khác sẽ đóng góp khoảng 48% vào mục tiêu chung này của EU nhằm thực hiện nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ông Jo Leinen, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu, bày tỏ quan điểm đồng tình, hoan nghênh những kết quả nêu trong báo cáo của EWEA.
Theo EWEA, phần đóng góp quan trọng của phong điện sẽ giúp EU nâng cao mục tiêu liên quan tới cắt giảm khí thải, từ 20% lên 30%. Báo cáo cũng cung cấp các nghiên cứu liên quan tới các hiệu ứng mà phong điện có thể tạo ra trong Hệ thống thương mại hóa các kênh khí thải của EU.
Bản báo cáo của EWEA được công bố trùng với thời điểm Nghị viện châu Âu bắt đầu tiến hành tranh luận về Chiến lược phát thải ít khí carbon vào năm 2050 vốn được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi tháng 2 vừa qua.
Ông Remi Gruet, cố vấn của EWEA, cho biết: “Một mục tiêu tham vọng về khí hậu vào năm 2020 là rất quan trọng để châu Âu tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về phát triển năng lượng gió trong bối cảnh cuộc cạnh tranh quốc tế đang diễn ra hết sức căng thẳng với thị phần ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản”.
Hiện nay, nhiều nước công nghiệp phát triển, nhất là khu vực châu Âu đang đẩy mạnh nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu sử dụng năng lượng trong nền kinh tế của mình theo hướng giảm dần sự lệ thuộc vào sử năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện) và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng gió và năng lượng mặt trời là hai loại hình được ưu tiên.
Năng lượng gió góp phần thực hiện mục tiêu giảm bớt khí thải ra môi trường
Năm 2020, ngành công nghiệp phong điện của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có thể giảm các kênh phát tán khí thải carbon xuống 342 triệu tấn, tương đương với phần đóng góp 31% vào mục tiêu của EU về giảm thiểu tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 20%. Theo EWEA, các ngành công nghiệp điện tái tạo khác sẽ đóng góp khoảng 48% vào mục tiêu chung này của EU nhằm thực hiện nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ông Jo Leinen, Chủ tịch Ủy ban Môi trường của Nghị viện châu Âu, bày tỏ quan điểm đồng tình, hoan nghênh những kết quả nêu trong báo cáo của EWEA.
Theo EWEA, phần đóng góp quan trọng của phong điện sẽ giúp EU nâng cao mục tiêu liên quan tới cắt giảm khí thải, từ 20% lên 30%. Báo cáo cũng cung cấp các nghiên cứu liên quan tới các hiệu ứng mà phong điện có thể tạo ra trong Hệ thống thương mại hóa các kênh khí thải của EU.
Bản báo cáo của EWEA được công bố trùng với thời điểm Nghị viện châu Âu bắt đầu tiến hành tranh luận về Chiến lược phát thải ít khí carbon vào năm 2050 vốn được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi tháng 2 vừa qua.
Ông Remi Gruet, cố vấn của EWEA, cho biết: “Một mục tiêu tham vọng về khí hậu vào năm 2020 là rất quan trọng để châu Âu tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về phát triển năng lượng gió trong bối cảnh cuộc cạnh tranh quốc tế đang diễn ra hết sức căng thẳng với thị phần ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản”.
Hiện nay, nhiều nước công nghiệp phát triển, nhất là khu vực châu Âu đang đẩy mạnh nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu sử dụng năng lượng trong nền kinh tế của mình theo hướng giảm dần sự lệ thuộc vào sử năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện) và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng gió và năng lượng mặt trời là hai loại hình được ưu tiên.
Theo ĐCS VN