Cần sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam
Thứ hai, 14/11/2011 - 16:32
Chính phủ nên xem xét sớm sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam làm điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai
Sáng 14/11/2011, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học quốc tế về phát triển năng lượng bền vững lần thứ 2. Tham dự hội nghị ngoài đại diện các Bộ, ngành Việt Nam, các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng trong nước, các phóng viên, nhà báo còn có đại diện Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga, các Giáo sư, Tiến sỹ khoa học đến từ các trường Đại học tại Đức, Hàn Quốc….
Phát biểu khai mạc tại hội nghị sáng nay, GS Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, phát triển năng lượng bền vững là hướng đi chung của toàn cầu. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt, nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng cùng với các hệ lụy về môi trường, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang có những động thái tích cực sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
GS Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị
Với chức năng là một trong những viện nghiên cứu quốc gia về vấn đề năng lượng, Viện Khoa học năng lượng, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam những năm qua đã triển khai nghiên cứu rất nhiều đề tài về năng lượng. Nhiều đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao, đã được triển khai sâu rộng trên toàn quốc. Tại hội nghị, các nhà khoa học đã lần lượt giới thiệu, công bố kết quả nghiên cứu của gần 20 đề tài khoa học thực hiện trong thời gian qua.
Theo đó, đa phần các đại biểu đều cho rằng, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, thủy điện sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong thời gian tới. Để phát triển bền vững hệ thống năng lượngbên cạnh ứng dụng khoa học công nghệ, Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo và cần có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong bài tham luận của mình, TS Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện khoa học năng lượng cho biết, Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã bước đầu chứng minh được tính khả thi, hiệu quả và sự cần thiết phải phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam có các nguồn năng lượng tái tạo đa dạng, nhiều nguồn có tiềm năng lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối, năng lượng biển… Việc phát triển các nguồn năng lượng quí giá này không chỉ để cấp điện cho các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo mà còn có vai trò quan trọng là bổ sung nguồn cho hệ thống năng lượng quốc gia.
“Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam khoảng 7%/năm và lượng điện tiêu thụgia tăng khoảng 14-15% năm, trong khi đó giá dầu, than, khí đốt tăng cao và trong tương lai không xa sẽ phải nhập khẩu, sẽ gây khó khăn cho an ninh năng lượng quốc gia. Việc bổ sung, đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, trong đó năng lượng tái tạo là cấp thiết phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra”- TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo.
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam đã có nhiều chính sách mạnh mẽ phát triển năng lượng tái tạo. Quy hoạch phát triển nguồn điện giai đoạn 2011-2020 xét triển vọng đến năm 2030 đã chỉ rõ Ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo.
Đông đảo đại biểu cho rằng, để có thể đẩy mạnh công tác khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp thiết thực, hiệu quả, có tính pháp lý, tạo ra bước đột phá để phát triển năng lượng tái tạo.
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với chính sách hỗ trợ hợp lí của Chính phủ, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế ,chắc chắn Việt nam có thể nhanh chóng phát triển nguồn năng lượng tái tạo, góp phần phát triển bền vững hệ thống năng lượng quốc gia. Tuy vậy, Chính phủ nên xem xét sớm sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam làm điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai”- Ông Toán kiến nghị.
Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày tại Hà Nội và Hạ Long. Trong ngày làm việc thứ 2, các đại biểu sẽ tham quan vịnh Hạ Long và tiếp tục thảo luận về vấn đề phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị sáng nay, GS Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, phát triển năng lượng bền vững là hướng đi chung của toàn cầu. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt, nhu cầu năng lượng ngày một gia tăng cùng với các hệ lụy về môi trường, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang có những động thái tích cực sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
GS Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị
Với chức năng là một trong những viện nghiên cứu quốc gia về vấn đề năng lượng, Viện Khoa học năng lượng, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam những năm qua đã triển khai nghiên cứu rất nhiều đề tài về năng lượng. Nhiều đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao, đã được triển khai sâu rộng trên toàn quốc. Tại hội nghị, các nhà khoa học đã lần lượt giới thiệu, công bố kết quả nghiên cứu của gần 20 đề tài khoa học thực hiện trong thời gian qua.
Theo đó, đa phần các đại biểu đều cho rằng, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, thủy điện sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong thời gian tới. Để phát triển bền vững hệ thống năng lượngbên cạnh ứng dụng khoa học công nghệ, Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo và cần có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong bài tham luận của mình, TS Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện khoa học năng lượng cho biết, Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã bước đầu chứng minh được tính khả thi, hiệu quả và sự cần thiết phải phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam có các nguồn năng lượng tái tạo đa dạng, nhiều nguồn có tiềm năng lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sinh khối, năng lượng biển… Việc phát triển các nguồn năng lượng quí giá này không chỉ để cấp điện cho các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo mà còn có vai trò quan trọng là bổ sung nguồn cho hệ thống năng lượng quốc gia.
“Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam khoảng 7%/năm và lượng điện tiêu thụgia tăng khoảng 14-15% năm, trong khi đó giá dầu, than, khí đốt tăng cao và trong tương lai không xa sẽ phải nhập khẩu, sẽ gây khó khăn cho an ninh năng lượng quốc gia. Việc bổ sung, đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, trong đó năng lượng tái tạo là cấp thiết phục vụ phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra”- TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo.
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam đã có nhiều chính sách mạnh mẽ phát triển năng lượng tái tạo. Quy hoạch phát triển nguồn điện giai đoạn 2011-2020 xét triển vọng đến năm 2030 đã chỉ rõ Ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo.
Đông đảo đại biểu cho rằng, để có thể đẩy mạnh công tác khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp thiết thực, hiệu quả, có tính pháp lý, tạo ra bước đột phá để phát triển năng lượng tái tạo.
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, với chính sách hỗ trợ hợp lí của Chính phủ, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế ,chắc chắn Việt nam có thể nhanh chóng phát triển nguồn năng lượng tái tạo, góp phần phát triển bền vững hệ thống năng lượng quốc gia. Tuy vậy, Chính phủ nên xem xét sớm sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam làm điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai”- Ông Toán kiến nghị.
Hội thảo sẽ diễn ra trong 2 ngày tại Hà Nội và Hạ Long. Trong ngày làm việc thứ 2, các đại biểu sẽ tham quan vịnh Hạ Long và tiếp tục thảo luận về vấn đề phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Trần Liễu