Ban quản lý năng lượng sẽ giúp DN tiết kiệm năng lượng bền vững
Thứ sáu, 04/11/2011 - 15:23
TKNL là cả một quá trình chứ không phải một sớm, một chiều, do vậy, chỉ có tự chủ động tìm giải pháp thực hiện và thực hiện bài bản thì việc TKNL tại DN mới được thực hiện một cách bền vững
“Ban quản lý năng lượng giúp doanh nghiệp (DN ) tự định lượng được tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) của mình, từ đó đề ra mục tiêu, tự tìm giải pháp đầu tư công nghệ để đạt mục tiêu TKNL ấy. Khi TKNL xuất phát từ bản thân DN thì đó mới là TKNL một cách bền vững”- Ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội.
Để giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm giá thành và chi phí, nhiều DN đang nỗ lực thực hiện việc TKNL, đặc biệt là tiết kiệm điện. Tuy nhiên, cách làm ở các DN hiện nay thường là khi mức tiêu thụ năng lượng tăng lên thì DN mới bắt đầu thực hiện kiểm toán rồi tìm giải pháp đầu tư và thực hiện các quy trình để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Cách làm này cũng có tác dụng, tuy nhiên lại không bền vững do chỉ được thực hiện tức thời và có tác dụng ở một thời điểm nào đó.
Tại các nước phát triển trên thế giới, để thực hiện TKNL, các DN đang thực hiện các mô hình xây dựng một ban quản lý năng lượng đặt tại mỗi DN. Ban quản lý này bao gồm lãnh đạo công ty, các cán bộ kỹ thuật có nhiều hiểu biết về các giải pháp ứng dụng TKNL vào sản xuất. Ban quản lý năng lượng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động để tìm ra tiềm năng TKNL tại DN, xây dựng một chiến lược TKNL bài bản trong khoảng 3 - 5 năm, trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp TKNL. Mô hình ban quản lý năng lượng có chu trình hoạt động thường xuyên, liên tục.
Ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội khẳng định “TKNL là cả một quá trình chứ không phải một sớm, một chiều, do vậy, chỉ có tự chủ động tìm giải pháp thực hiện và thực hiện bài bản thì việc TKNL tại DN mới được thực hiện một cách bền vững”.
Ông Thái cũng cho biết, nhận thức về tầm quan trọng của TKNL tại các DN ngày một tăng, hiện nay có khoảng 50% các DN trên địa bàn thành phố đã có cán bộ chuyên trách về quản lý năng lượng hoặc là có kinh nghiệm về quản lý năng lượng. Tuy nhiên, do TKNL là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên nhìn chung, năng lực của các cán bộ này chưa thể đáp ứng được việc xây dựng một chiến lược TKNL bài bản cho DN.
Riêng về ban quản lý năng lượng thì trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện chỉ có khoảng 85 DN thành lập được ban quản lý năng lượng chuyên trách. Ban quản lý năng lượng này có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho DN, từ đó đưa ra giải pháp đầu tư công nghệ để đạt được mục tiêu tiết kiệm được ít nhất 1% năng lượng tiêu thụ mỗi năm; Thực hiện kiểm toán năng lượng 3 năm một lần; Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách. Với cách làm bài bản như vậy, hiệu quả TKNL tại các DN này cao và đều đặn hơn hẳn các DN không có ban quản lý năng lượng.
Được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND TP. Hà Nội, hời gian qua, Trung tâm TKNL Hà Nội đã tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý năng lượng trong các DN sản xuất công nghiệp trọng điểm trên địa bàn thành phố. Sau mỗi khóa đào tạo, nhiều DN đã tự chủ động thành lập các ban quản lý năng lượng. Trung tâm TKNL cũng tư vấn và giúp các DN này thực hiện kiểm toán miễn phí để hỗ trợ cho ban quản lý năng lượng nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả.
“Dự kiến từ nay đến cuối năm Trung tâm TKNL Hà Nội sẽ mở thêm 1 lớp đào tạo cán bộ quản lý năng lượng để giúp các DN trọng điểm có đội ngũ quản lý năng lượng được trang bị kiến thức một cách bài bản, từ đó giúp cho công ty thực hiện các biện pháp TKNL một cách hiệu quả và bền vững nhất. Về lâu dài, công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý năng lượng cũng như tư vấn thành lập ban quản lý năng lượng tại các DN sẽ được Trung tâm tích cực thực hiện”, ông Thái cho biết.
Để giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm giá thành và chi phí, nhiều DN đang nỗ lực thực hiện việc TKNL, đặc biệt là tiết kiệm điện. Tuy nhiên, cách làm ở các DN hiện nay thường là khi mức tiêu thụ năng lượng tăng lên thì DN mới bắt đầu thực hiện kiểm toán rồi tìm giải pháp đầu tư và thực hiện các quy trình để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Cách làm này cũng có tác dụng, tuy nhiên lại không bền vững do chỉ được thực hiện tức thời và có tác dụng ở một thời điểm nào đó.
Tại các nước phát triển trên thế giới, để thực hiện TKNL, các DN đang thực hiện các mô hình xây dựng một ban quản lý năng lượng đặt tại mỗi DN. Ban quản lý này bao gồm lãnh đạo công ty, các cán bộ kỹ thuật có nhiều hiểu biết về các giải pháp ứng dụng TKNL vào sản xuất. Ban quản lý năng lượng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động để tìm ra tiềm năng TKNL tại DN, xây dựng một chiến lược TKNL bài bản trong khoảng 3 - 5 năm, trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp TKNL. Mô hình ban quản lý năng lượng có chu trình hoạt động thường xuyên, liên tục.
Ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội khẳng định “TKNL là cả một quá trình chứ không phải một sớm, một chiều, do vậy, chỉ có tự chủ động tìm giải pháp thực hiện và thực hiện bài bản thì việc TKNL tại DN mới được thực hiện một cách bền vững”.
Ông Thái cũng cho biết, nhận thức về tầm quan trọng của TKNL tại các DN ngày một tăng, hiện nay có khoảng 50% các DN trên địa bàn thành phố đã có cán bộ chuyên trách về quản lý năng lượng hoặc là có kinh nghiệm về quản lý năng lượng. Tuy nhiên, do TKNL là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên nhìn chung, năng lực của các cán bộ này chưa thể đáp ứng được việc xây dựng một chiến lược TKNL bài bản cho DN.
Riêng về ban quản lý năng lượng thì trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện chỉ có khoảng 85 DN thành lập được ban quản lý năng lượng chuyên trách. Ban quản lý năng lượng này có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho DN, từ đó đưa ra giải pháp đầu tư công nghệ để đạt được mục tiêu tiết kiệm được ít nhất 1% năng lượng tiêu thụ mỗi năm; Thực hiện kiểm toán năng lượng 3 năm một lần; Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách. Với cách làm bài bản như vậy, hiệu quả TKNL tại các DN này cao và đều đặn hơn hẳn các DN không có ban quản lý năng lượng.
Được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND TP. Hà Nội, hời gian qua, Trung tâm TKNL Hà Nội đã tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý năng lượng trong các DN sản xuất công nghiệp trọng điểm trên địa bàn thành phố. Sau mỗi khóa đào tạo, nhiều DN đã tự chủ động thành lập các ban quản lý năng lượng. Trung tâm TKNL cũng tư vấn và giúp các DN này thực hiện kiểm toán miễn phí để hỗ trợ cho ban quản lý năng lượng nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả.
“Dự kiến từ nay đến cuối năm Trung tâm TKNL Hà Nội sẽ mở thêm 1 lớp đào tạo cán bộ quản lý năng lượng để giúp các DN trọng điểm có đội ngũ quản lý năng lượng được trang bị kiến thức một cách bài bản, từ đó giúp cho công ty thực hiện các biện pháp TKNL một cách hiệu quả và bền vững nhất. Về lâu dài, công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý năng lượng cũng như tư vấn thành lập ban quản lý năng lượng tại các DN sẽ được Trung tâm tích cực thực hiện”, ông Thái cho biết.
Minh Sơn