Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hoá hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam
Thứ tư, 02/11/2011 - 19:10
Là nội dung hội thảo do Bộ Công Thương và Văn phòng UNIDO tại Việt Nam đồng tổ chức ngày 11/11/2011 tại Hà Nội tới đây.
Bộ Công Thương đặt mục đích thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hoá hệ thống hơi và nén khí và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng – ISO 50,001 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Phát triển công nghiệp liên hợp quốc – UNIDO và kinh phí tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu. Hội thảo khởi động dự án: “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hoá hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam” sẽ do Bộ Công Thương và Văn phòng UNIDO tại Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Ở cấp độ toàn cầu, Dự án sẽ góp phần giảm thải khí hiệu ứng nhà kính khoảng 324.000 tấn CO2. Ở cấp quốc gia, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 308.000 MWh và 40.000 tấn dầu tương đương trong vòng 10 năm tác động của dự án (từ nay đến năm 2020). Dự án cũng sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước do giảm chi phí năng lượng và giảm ô nhiễm và tác động về môi trường.
Cơ quan thực hiện dự án là Bộ Công Thương và Văn phòng UNIDO tại Việt Nam và đối tượng chính được hưởng lợi từ dự án là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp giấy và bột giấy, dệt, chế biến thực phẩm và cao su. Về vai trò của UNIDO trong quá trình thực hiện dự án này, Đại diện của Văn phòng UNIDO tại Việt Nam, ông Patrick J. Gilabert khẳng định sự hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO sẽ giúp Việt Nam đạt được mục đích là một nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá một cách bền vững vào năm 2020.
Ông Gilabert cho biết: "Khi Dự án kết thúc, một chính sách phù hợp để áp dụng tiêu chuẩn ISO 50.001 sẽ được thông qua và đi vào thực tiễn để thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp. Một đội ngũ chuyên gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ sở công nghiệp, các tổ chức tư vấn/trung tâm tiết kiệm năng lượng và các tổ chức cung cấp dịch vụ năng lượng sẽ được hình thành để cung cấp các dịch vụ liên quan đến quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống. Dự án cũng sẽ hướng tới mục tiêu tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng –ISO 50.001 và thực hiện các dự án tối ưu hoá hệ thống trong công nghiệp và nâng cao năng lực tài chính để hỗ trợ thực hiện các dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp.”
Nói về vai trò của Dự án này, Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh việc thực hiện Dự án là một trong nỗ lực của Bộ nhằm nâng cao năng lực quốc gia về quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để thực hiện Luật sử dụng năng lương tiết kiệm và hiệu quả. Việc thực hiện thành công Dự án sẽ góp một phần vào việc đạt mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia II là tiết kiệm từ 5-8% tổng mức nhu cầu năng lượng dự báo cho giai đoạn 2011-2015.
Dự án gồm có ba hợp phần chính: (1) Chương trình nâng cao năng lực quốc gia về quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống; (2) Thực hiện dự án trình diễn về quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống; (3) Xây dựng năng lực tài chính để hỗ trợ các dự án về hiệu suất năng lượng trong công nghiệp.
Trong thời gian tới, một loạt các khoá đào tạo sẽ được tổ chức cho 50 chuyên gia trong nước và các cán bộ quản lý/kỹ sư kỹ thuật của các nhà máy công nghiệp về quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống cũng như xây dựng các dự án khả thi để vay vốn từ các tổ chức tài chính. Một Chiến dịch nâng cao nhận thức quốc gia thúc đẩy việc áp dụng Tiêu chuẩn quản lý năng lượng – ISO 50.001 sẽ được thực hiện trong khuôn khổ của dự án.
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với chị Phạm Thị Nga, Điều phối dự án quốc gia,
Điện thoại: 04 222 02597, Mobile: 0904765461 và Email: [email protected];
Ở cấp độ toàn cầu, Dự án sẽ góp phần giảm thải khí hiệu ứng nhà kính khoảng 324.000 tấn CO2. Ở cấp quốc gia, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 308.000 MWh và 40.000 tấn dầu tương đương trong vòng 10 năm tác động của dự án (từ nay đến năm 2020). Dự án cũng sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước do giảm chi phí năng lượng và giảm ô nhiễm và tác động về môi trường.
Thứ trưởng Bộ Công
Thương Hoàng Quốc Vượng và ông Patrick J.Gilabert, Trưởng đại diện UNIDO tại
Việt Nam ký kết văn kiện hợp tác ngày 18/5/2011 tại Hà Nội
Cơ quan thực hiện dự án là Bộ Công Thương và Văn phòng UNIDO tại Việt Nam và đối tượng chính được hưởng lợi từ dự án là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp giấy và bột giấy, dệt, chế biến thực phẩm và cao su. Về vai trò của UNIDO trong quá trình thực hiện dự án này, Đại diện của Văn phòng UNIDO tại Việt Nam, ông Patrick J. Gilabert khẳng định sự hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO sẽ giúp Việt Nam đạt được mục đích là một nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá một cách bền vững vào năm 2020.
Ông Gilabert cho biết: "Khi Dự án kết thúc, một chính sách phù hợp để áp dụng tiêu chuẩn ISO 50.001 sẽ được thông qua và đi vào thực tiễn để thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp. Một đội ngũ chuyên gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ sở công nghiệp, các tổ chức tư vấn/trung tâm tiết kiệm năng lượng và các tổ chức cung cấp dịch vụ năng lượng sẽ được hình thành để cung cấp các dịch vụ liên quan đến quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống. Dự án cũng sẽ hướng tới mục tiêu tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng –ISO 50.001 và thực hiện các dự án tối ưu hoá hệ thống trong công nghiệp và nâng cao năng lực tài chính để hỗ trợ thực hiện các dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp.”
Nói về vai trò của Dự án này, Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh việc thực hiện Dự án là một trong nỗ lực của Bộ nhằm nâng cao năng lực quốc gia về quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để thực hiện Luật sử dụng năng lương tiết kiệm và hiệu quả. Việc thực hiện thành công Dự án sẽ góp một phần vào việc đạt mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia II là tiết kiệm từ 5-8% tổng mức nhu cầu năng lượng dự báo cho giai đoạn 2011-2015.
Dự án gồm có ba hợp phần chính: (1) Chương trình nâng cao năng lực quốc gia về quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống; (2) Thực hiện dự án trình diễn về quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống; (3) Xây dựng năng lực tài chính để hỗ trợ các dự án về hiệu suất năng lượng trong công nghiệp.
Trong thời gian tới, một loạt các khoá đào tạo sẽ được tổ chức cho 50 chuyên gia trong nước và các cán bộ quản lý/kỹ sư kỹ thuật của các nhà máy công nghiệp về quản lý năng lượng và tối ưu hoá hệ thống cũng như xây dựng các dự án khả thi để vay vốn từ các tổ chức tài chính. Một Chiến dịch nâng cao nhận thức quốc gia thúc đẩy việc áp dụng Tiêu chuẩn quản lý năng lượng – ISO 50.001 sẽ được thực hiện trong khuôn khổ của dự án.
Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với chị Phạm Thị Nga, Điều phối dự án quốc gia,
Điện thoại: 04 222 02597, Mobile: 0904765461 và Email: [email protected];
VNEEP