Ấn Độ xây dựng nhà máy điện thủy triều đầu tiên tại Gujarat
Thứ sáu, 28/10/2011 - 12:42
Mới đây Ấn Độ đã ghi tên mình vào danh sách các nước đầu tư nghiên cứu và sử dụng nguồn năng lượng điện từ thủy triều.
Trong lĩnh vực năng lượng xanh, việc khai thác sử dụng năng lượng gió và mặt trời được nghiên cứu đưa vào sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng hiện nay tại một số quốc gia trên thế giới lại đang nghiên cứu và đưa vào sử dụng nguồn năng lượng điện được khai thác từ thủy triều. Mới đây Ấn Độ đã ghi tên mình vào danh sách các nước đầu tư nghiên cứu và sử dụng nguồn năng lượng điện từ thủy triều.
Việc xây dựng sẽ được bắt đầu trong năm nay, đây là kết quả của của sự hợp tác giữa Tổng công ty tài nguyên Atlantis có trụ sở tại London và Tổng công ty điện Gujarat. Các nhà máy có công suất 50MW, được xây dựng tại vịnh Kutch -ngoài khơi bờ biển Gujarat. Nhà máy sẽ được vận hành vào năm 2013 giúp Ấn Độ trở thành một trong những nước đầu tiên tại Châu Á khai thác thành công loại năng lượng này (nhà máy điện thủy triều của Hàn Quốc dự kiến đưa vào sử dụng năm 2013).
Năm ngoái, Atlantis trở thành nhà cung cấp tuabin cho dự án khai thác năng lượng điện thủy triều có công suất 378 MW tại Pentland Firth ở miền Bắc Scotland.
Theo nghiên cứu thì tại Vịnh Kutch nhà máy điện thủy triều có thể mở rộng công suất lên 250MW. Tổng chi phí xây dựng ước tính vào khoảng 165 triệu USD, một con số khá lớn. Tuy nhiên giá trị sử dụng đạt được sau 8 đến 12 năm lại là một lợi thế lớn sự phát triển bền vững của khu vực này.
Theo tính toán, năng lượng điện thủy triều có thể đáp ứng được 15% nhu cầu sử dụng điện trên toàn thế giới nếu có thể đầu tư khai thác. Cách đây không lâu Hàn Quốc cũng công bố dự án khai thác và sử dụng năng lượng điện thủy triều công suất lên tới 300MW có khả năng cấp điện cho 200.000 hộ gia đình.Trước đó, Phân bộ Năng lượng Đại dương của Viện Chuyển đổi Năng lượng Quảng Châu - Trung Quốc đã phát triển hệ thống phát điện thủy triều ổn định và độc lập đầu tiên trên thế giới. Hệ thống năng lượng thủy triều này sẽ kết hợp ba chức năng làm một, đó là phát điện thủy triều, sản xuất nước ngọt và tiêu thụ điện trực tiếp. Nhà máy điện thủy triều đang được xây dựng tại bản đảo Zhelang ở thành phố Shanwei, nơi bờ biển có nhiều đá, gió mạnh và sóng lớn. Nhà máy điện thủy triều này sẽ có tổng công suất 50kW, và sẽ cho phép tạo ra sản lượng tối đa 400kW.
Trước đây các nước tiên tiến trên thế giới đã phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ thuật điện thủy triều. Một số nước trong Liên minh Âu châu thậm chí đã dùng các máy phát điện đắt tiền, nhưng vẫn không thể tạo ra điện thủy triều ổn định và chỉ có thể truyền điện không ổn định vào mạng lưới điện mà thôi.
Việc xây dựng sẽ được bắt đầu trong năm nay, đây là kết quả của của sự hợp tác giữa Tổng công ty tài nguyên Atlantis có trụ sở tại London và Tổng công ty điện Gujarat. Các nhà máy có công suất 50MW, được xây dựng tại vịnh Kutch -ngoài khơi bờ biển Gujarat. Nhà máy sẽ được vận hành vào năm 2013 giúp Ấn Độ trở thành một trong những nước đầu tiên tại Châu Á khai thác thành công loại năng lượng này (nhà máy điện thủy triều của Hàn Quốc dự kiến đưa vào sử dụng năm 2013).
Năm ngoái, Atlantis trở thành nhà cung cấp tuabin cho dự án khai thác năng lượng điện thủy triều có công suất 378 MW tại Pentland Firth ở miền Bắc Scotland.
Theo nghiên cứu thì tại Vịnh Kutch nhà máy điện thủy triều có thể mở rộng công suất lên 250MW. Tổng chi phí xây dựng ước tính vào khoảng 165 triệu USD, một con số khá lớn. Tuy nhiên giá trị sử dụng đạt được sau 8 đến 12 năm lại là một lợi thế lớn sự phát triển bền vững của khu vực này.
Theo tính toán, năng lượng điện thủy triều có thể đáp ứng được 15% nhu cầu sử dụng điện trên toàn thế giới nếu có thể đầu tư khai thác. Cách đây không lâu Hàn Quốc cũng công bố dự án khai thác và sử dụng năng lượng điện thủy triều công suất lên tới 300MW có khả năng cấp điện cho 200.000 hộ gia đình.Trước đó, Phân bộ Năng lượng Đại dương của Viện Chuyển đổi Năng lượng Quảng Châu - Trung Quốc đã phát triển hệ thống phát điện thủy triều ổn định và độc lập đầu tiên trên thế giới. Hệ thống năng lượng thủy triều này sẽ kết hợp ba chức năng làm một, đó là phát điện thủy triều, sản xuất nước ngọt và tiêu thụ điện trực tiếp. Nhà máy điện thủy triều đang được xây dựng tại bản đảo Zhelang ở thành phố Shanwei, nơi bờ biển có nhiều đá, gió mạnh và sóng lớn. Nhà máy điện thủy triều này sẽ có tổng công suất 50kW, và sẽ cho phép tạo ra sản lượng tối đa 400kW.
Trước đây các nước tiên tiến trên thế giới đã phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ thuật điện thủy triều. Một số nước trong Liên minh Âu châu thậm chí đã dùng các máy phát điện đắt tiền, nhưng vẫn không thể tạo ra điện thủy triều ổn định và chỉ có thể truyền điện không ổn định vào mạng lưới điện mà thôi.
Theo lpvn.vn