Tái chế rác thải để tạo năng lượng ở Hàn Quốc
Thứ ba, 06/09/2011 - 00:54
Hàn Quốc hiện là một trong các nước đi tiên phong trên thế giới với các kế hoạch xây dựng một môi trường xanh cho tương lai. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hoạt động tái chế rác thải để tạo thành nguồn năng lượng ở xứ sở kim chi này.
Hàn Quốc hiện là một trong các nước đi tiên phong trên thế giới với các kế hoạch xây dựng một môi trường xanh cho tương lai. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hoạt động tái chế rác thải để tạo thành nguồn năng lượng ở xứ sở kim chi này.
Hàn Quốc có những quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý chất thải nhằm phục vụ công tác tái chế. Chính phủ nước này đang hướng đến xây dựng một ngành công nghiệp xanh để làm nền tảng chủ lực nhằm đáp ứng tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Các số liệu thống kê cho thấy Hàn Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế với tốc độ đáng ngạc nhiên trong 50 năm qua. Tốc độ tăng trưởng này đã khuyến khích nhiều người chi tiêu nhiều hơn và rác thải trong sinh hoạt, sản xuất cũng tăng. Cách đây hai thập niên, đã có 90% rác thải ở Hàn Quốc được đưa đến các bãi chôn lấp tập thể. Vì thế, Hàn Quốc đã bắt tay vào tìm kiếm các giải pháp để xử lý lượng chất thải khổng lồ này. Đến nay, hơn 76% năng lượng mới và tái tạo được ở nước này được tạo ra từ chất thải.
Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết chi phí sản xuất năng lượng tái tạo chỉ tốn khoảng 10% so với năng lượng mặt trời và 66% so với năng lượng gió. Từ năm 2007, Bộ Môi trường nước này đã từng bước tăng trợ cấp chính phủ đối với việc mở rộng các cơ sở sản xuất điện từ rác thải.
Trung tâm Tài nguyên Môi trường Dongdaemun ở thủ đô Seoul là một trong những cơ sở biến chất thải thành năng lượng với chi phí xây dựng chỉ khoảng 57 triệu USD và đã được vận hành từ năm 2010.
Ông Kang Seung-kun, chuyên gia của Trung tâm Tài nguyên Môi trường Dongdaemun cho biết: “Đây là cơ sở xử lý tất cả các loại chất thải sản xuất nội địa. Nhờ việc biến chất thải thành năng lượng, trung tâm này có thể sản xuất 20,4 MW điện mỗi ngày, đủ để cung cấp cho 2.500 hộ gia đình.”
Mỗi ngày, trung tâm Dongdaemun xử lý 98 tấn chất thải từ thực phẩm. Loại chất thải này được chuyển thành khí sinh học, một loại nhiên liệu sạch có thể được dùng để làm ấm các tòa nhà khi tiết trời lạnh giá và thậm chí có thể dùng cho các động cơ xe.
Hàn Quốc có những quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý chất thải nhằm phục vụ công tác tái chế. Chính phủ nước này đang hướng đến xây dựng một ngành công nghiệp xanh để làm nền tảng chủ lực nhằm đáp ứng tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Các số liệu thống kê cho thấy Hàn Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế với tốc độ đáng ngạc nhiên trong 50 năm qua. Tốc độ tăng trưởng này đã khuyến khích nhiều người chi tiêu nhiều hơn và rác thải trong sinh hoạt, sản xuất cũng tăng. Cách đây hai thập niên, đã có 90% rác thải ở Hàn Quốc được đưa đến các bãi chôn lấp tập thể. Vì thế, Hàn Quốc đã bắt tay vào tìm kiếm các giải pháp để xử lý lượng chất thải khổng lồ này. Đến nay, hơn 76% năng lượng mới và tái tạo được ở nước này được tạo ra từ chất thải.
Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết chi phí sản xuất năng lượng tái tạo chỉ tốn khoảng 10% so với năng lượng mặt trời và 66% so với năng lượng gió. Từ năm 2007, Bộ Môi trường nước này đã từng bước tăng trợ cấp chính phủ đối với việc mở rộng các cơ sở sản xuất điện từ rác thải.
Trung tâm Tài nguyên Môi trường Dongdaemun ở thủ đô Seoul là một trong những cơ sở biến chất thải thành năng lượng với chi phí xây dựng chỉ khoảng 57 triệu USD và đã được vận hành từ năm 2010.
Ông Kang Seung-kun, chuyên gia của Trung tâm Tài nguyên Môi trường Dongdaemun cho biết: “Đây là cơ sở xử lý tất cả các loại chất thải sản xuất nội địa. Nhờ việc biến chất thải thành năng lượng, trung tâm này có thể sản xuất 20,4 MW điện mỗi ngày, đủ để cung cấp cho 2.500 hộ gia đình.”
Mỗi ngày, trung tâm Dongdaemun xử lý 98 tấn chất thải từ thực phẩm. Loại chất thải này được chuyển thành khí sinh học, một loại nhiên liệu sạch có thể được dùng để làm ấm các tòa nhà khi tiết trời lạnh giá và thậm chí có thể dùng cho các động cơ xe.
Anh Dũng - THVL