Khai thác năng lượng tái tạo
Thứ tư, 24/08/2011 - 10:02
Trước thực trạng nguồn năng lượng truyền thống ngày càng khan hiếm và có khả năng bị cạn kiệt, Nhà nước đã có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đầu tư và khai thác năng lượng tái tạo đúng tiềm năng đang là một bài toán khó.
Cần có cơ chế hỗ trợ để phát triển năng lượng tái tạo, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới này
Trước thực trạng nguồn năng lượng truyền thống ngày càng khan hiếm và có khả năng bị cạn kiệt, Nhà nước đã có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đầu tư và khai thác năng lượng tái tạo đúng tiềm năng đang là một bài toán khó.
Làm điện từ rác thải, gió
Theo quy hoạch phát triển điện lực TPHCM giai đoạn 2011-2015 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, đến năm 2015 sẽ có thêm 2 nhà máy điện sử dụng năng lượng từ nguồn rác thải với tổng công suất 40 MW. Hiện Sở Công Thương đang nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất điện từ rác hữu cơ ở 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn.
Thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày một chợ đầu mối lớn thải ra khoảng 50 tấn rác, trong đó có đến 95% là rác hữu cơ, rất thích hợp cho việc ủ thu khí phát điện. Ước tính, mức vốn đầu tư cho một dự án điện từ rác thải tại mỗi chợ mất khoảng 3-4 triệu USD. Nếu các dự án này thành công, ngoài việc cung cấp điện cho TPHCM còn giúp các chợ đầu mối tiết kiệm chi phí thu gom rác (trung bình mỗi chợ phải chi khoảng 300 triệu đồng/tháng cho việc thu gom rác thải).
Sở Công Thương cũng đang tiến hành thu thập số liệu từ nguồn năng lượng gió ở huyện Cần Giờ nhằm đánh giá khả năng phát triển điện gió tại vùng ven biển của TPHCM. Theo quy hoạch, các vùng ven biển Cần Giờ như xã đảo Thạnh An, thị trấn Cần Thạnh, xã Lý Nhơn… là những nơi có điều kiện thuận lợi phát triển các dạng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam có thể phát triển điện gió trên khoảng 80% tổng diện tích cả nước (tương ứng 102 MW). Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 – 2.500 giờ nắng với cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5 KWh/m2/ngày, tương đương với 43,9 triệu tấn dầu quy đổi/năm… Số liệu của Trung tâm Swedish Centec Vietnam (Thụy Điển) cho thấy hiện cả nước có 14 dự án điện gió nối lưới đang trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư và 7 dự án đang lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Các hệ thống pin mặt trời cũng đã có mặt ở 38 tỉnh, thành…
Cần cơ chế hỗ trợ
Theo tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng – Bộ Công Thương, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo đa dạng với tiềm năng lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; cần điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để đầu tư, khai thác hợp lý.
Ông Nguyễn Đức Cường, Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng, đến năm 2030, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong nước sẽ trên 250 triệu tấn dầu quy đổi, tăng gấp 5 lần so với năm 2009; trong tương lai, Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung và giá năng lượng thế giới.
Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách và định hướng phát triển năng lượng tái tạo nhưng trước mắt, còn rất nhiều thách thức để phát triển năng lượng tái tạo. Không có sẵn nguồn tài chính hỗ trợ người sử dụng nhiệt, điện từ năng lượng tái tạo (như dàn pin mặt trời, đun nước nóng mặt trời, đốt sinh khối…); chưa có cơ chế hỗ trợ điện ngoài lưới dựa vào năng lượng tái tạo; thiếu đầu tư cho công tác đánh giá tiềm năng, xây dựng cơ sở dữ liệu và thiếu nguồn kinh phí dài hạn cho chương trình.
Hiện tại, giá thành sản xuất năng lượng tái tạo đã giảm so với trước nhưng vẫn rất cao. Chẳng hạn, giá thành sản xuất 1 KWh điện mặt trời lên đến 18 cent/KWh, trong khi giá thành điện than, điện khí chỉ 5,1 - 5,2 cent/KWh. Vì vậy, để phát triển năng lượng tái tạo đúng tiềm năng, cần quan tâm đến cơ chế hỗ trợ giá.
Trước thực trạng nguồn năng lượng truyền thống ngày càng khan hiếm và có khả năng bị cạn kiệt, Nhà nước đã có chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để đầu tư và khai thác năng lượng tái tạo đúng tiềm năng đang là một bài toán khó.
Làm điện từ rác thải, gió
Theo quy hoạch phát triển điện lực TPHCM giai đoạn 2011-2015 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, đến năm 2015 sẽ có thêm 2 nhà máy điện sử dụng năng lượng từ nguồn rác thải với tổng công suất 40 MW. Hiện Sở Công Thương đang nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất điện từ rác hữu cơ ở 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn.
Thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày một chợ đầu mối lớn thải ra khoảng 50 tấn rác, trong đó có đến 95% là rác hữu cơ, rất thích hợp cho việc ủ thu khí phát điện. Ước tính, mức vốn đầu tư cho một dự án điện từ rác thải tại mỗi chợ mất khoảng 3-4 triệu USD. Nếu các dự án này thành công, ngoài việc cung cấp điện cho TPHCM còn giúp các chợ đầu mối tiết kiệm chi phí thu gom rác (trung bình mỗi chợ phải chi khoảng 300 triệu đồng/tháng cho việc thu gom rác thải).
Điện năng lượng mặt trời tại Khu Công nghệ cao TPHCM
Sở Công Thương cũng đang tiến hành thu thập số liệu từ nguồn năng lượng gió ở huyện Cần Giờ nhằm đánh giá khả năng phát triển điện gió tại vùng ven biển của TPHCM. Theo quy hoạch, các vùng ven biển Cần Giờ như xã đảo Thạnh An, thị trấn Cần Thạnh, xã Lý Nhơn… là những nơi có điều kiện thuận lợi phát triển các dạng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Ngân hàng Thế giới ước tính Việt Nam có thể phát triển điện gió trên khoảng 80% tổng diện tích cả nước (tương ứng 102 MW). Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 – 2.500 giờ nắng với cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5 KWh/m2/ngày, tương đương với 43,9 triệu tấn dầu quy đổi/năm… Số liệu của Trung tâm Swedish Centec Vietnam (Thụy Điển) cho thấy hiện cả nước có 14 dự án điện gió nối lưới đang trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư và 7 dự án đang lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Các hệ thống pin mặt trời cũng đã có mặt ở 38 tỉnh, thành…
Cần cơ chế hỗ trợ
Theo tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng – Bộ Công Thương, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo đa dạng với tiềm năng lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; cần điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để đầu tư, khai thác hợp lý.
Ông Nguyễn Đức Cường, Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng, đến năm 2030, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong nước sẽ trên 250 triệu tấn dầu quy đổi, tăng gấp 5 lần so với năm 2009; trong tương lai, Việt Nam sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung và giá năng lượng thế giới.
Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách và định hướng phát triển năng lượng tái tạo nhưng trước mắt, còn rất nhiều thách thức để phát triển năng lượng tái tạo. Không có sẵn nguồn tài chính hỗ trợ người sử dụng nhiệt, điện từ năng lượng tái tạo (như dàn pin mặt trời, đun nước nóng mặt trời, đốt sinh khối…); chưa có cơ chế hỗ trợ điện ngoài lưới dựa vào năng lượng tái tạo; thiếu đầu tư cho công tác đánh giá tiềm năng, xây dựng cơ sở dữ liệu và thiếu nguồn kinh phí dài hạn cho chương trình.
Hiện tại, giá thành sản xuất năng lượng tái tạo đã giảm so với trước nhưng vẫn rất cao. Chẳng hạn, giá thành sản xuất 1 KWh điện mặt trời lên đến 18 cent/KWh, trong khi giá thành điện than, điện khí chỉ 5,1 - 5,2 cent/KWh. Vì vậy, để phát triển năng lượng tái tạo đúng tiềm năng, cần quan tâm đến cơ chế hỗ trợ giá.
Theo Người Lao Động