Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất : Xu hướng tất yếu của DN
Thứ tư, 24/08/2011 - 01:04
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, giải pháp tốt nhất cho DN là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, giải pháp tốt nhất cho DN là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo.
Nhằm thúc đẩy phong trào tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh và tuyên truyền cho người dân, DN về ý thức tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, sinh hoạt đồng thời, hưởng ứng “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”... từ 17 - 20/8/2011, Văn phòng tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP HCM tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh tại TP Hồ Chí Minh.
Giảm chi phí sản xuất
Theo các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh... có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của DN. Trao đổi với DĐDN, ông Trần Quang Hào - Trưởng phòng quản lý năng lượng Sở Công thương TP HCM cho biết : hiện nay, ở VN để tăng 1% tổng thu nhập quốc nội (GDP) thì điện năng phải tăng từ 2% trở lên, trong khi con số này ở các nước khác chỉ là 1 - 1,3%. điều này có nghĩa là tỉ trọng giá điện trong giá thành sản phẩm còn rất cao, làm giảm sức cạnh tranh của các DN.
Trước tình hình đó, thời gian qua đã có nhiều DN sản xuất đã hết sức nỗ lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải pháp mà DN đưa ra là thực hiện tốt việc tiết kiệm nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, trong đó có lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. “Để các DN tiếp tục phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, thì việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng là xu hướng tất yếu trong hoạt động sản xuất của các DN trong giai đoạn hiện nay” - ông Hào khẳng định.
Theo các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng xanh của các DN ngoài việc đem lại lợi ích cho DN và góp phần giảm bớt khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng điện, đây còn là sự chia sẻ có trách nhiệm với cộng đồng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Tăng tỉ lệ điện năng từ nguồn năng lượng xanh
Nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học... hiện vẫn chưa phổ biến ở VN. Một trong những nguyên nhân là do suất đầu tư ban đầu cho các nguồn năng lượng này thường cao hơn các nguồn năng lượng khác. Điều này quá khả năng của các DN.
Lý giải vấn đề này, ông Hào cho rằng, suất đầu tư để xây dựng các nhà máy phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới cao hơn nhiều so với việc đầu tư phát điện bằng các nguồn năng lượng khác. cụ thể suất đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện từ 1,5 đến 2 triệu USD/1MW, trong khi đối với năng lượng mặt trời thì cần tới 3 triệu USD/1MW. Mặt khác, do giá điện ở VN còn thấp nên chưa thực sự khuyến khích các DN ở trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này mặc dù tiềm năng phát triển dạng năng lượng này ở nước ta là rất lớn.
Vừa qua, để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng gió, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại VN. theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ giá điện cho nhà đầu tư là 1 cent USD/1 kWh. đây được xem là hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng gió tại VN. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tỉ lệ điện năng từ nguồn năng lượng xanh trong cơ cấu điện năng của VN trong thời gian tới sẽ tăng dần theo từng năm. Để đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững, trong tương lai việc phát triển mạnh nguồn năng lượng này là xu hướng tất yếu.
Hi vọng rằng khi công nghệ sản xuất các thíết bị sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển mạnh thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm, bên cạnh đó cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước thì việc ứng dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để sản xuất điện sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nhằm thúc đẩy phong trào tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh và tuyên truyền cho người dân, DN về ý thức tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, sinh hoạt đồng thời, hưởng ứng “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”... từ 17 - 20/8/2011, Văn phòng tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP HCM tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh tại TP Hồ Chí Minh.
Giảm chi phí sản xuất
Theo các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh... có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của DN. Trao đổi với DĐDN, ông Trần Quang Hào - Trưởng phòng quản lý năng lượng Sở Công thương TP HCM cho biết : hiện nay, ở VN để tăng 1% tổng thu nhập quốc nội (GDP) thì điện năng phải tăng từ 2% trở lên, trong khi con số này ở các nước khác chỉ là 1 - 1,3%. điều này có nghĩa là tỉ trọng giá điện trong giá thành sản phẩm còn rất cao, làm giảm sức cạnh tranh của các DN.
Trước tình hình đó, thời gian qua đã có nhiều DN sản xuất đã hết sức nỗ lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải pháp mà DN đưa ra là thực hiện tốt việc tiết kiệm nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, trong đó có lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. “Để các DN tiếp tục phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh, thì việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng là xu hướng tất yếu trong hoạt động sản xuất của các DN trong giai đoạn hiện nay” - ông Hào khẳng định.
Theo các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng xanh của các DN ngoài việc đem lại lợi ích cho DN và góp phần giảm bớt khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng điện, đây còn là sự chia sẻ có trách nhiệm với cộng đồng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Tăng tỉ lệ điện năng từ nguồn năng lượng xanh
Nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học... hiện vẫn chưa phổ biến ở VN. Một trong những nguyên nhân là do suất đầu tư ban đầu cho các nguồn năng lượng này thường cao hơn các nguồn năng lượng khác. Điều này quá khả năng của các DN.
Lý giải vấn đề này, ông Hào cho rằng, suất đầu tư để xây dựng các nhà máy phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới cao hơn nhiều so với việc đầu tư phát điện bằng các nguồn năng lượng khác. cụ thể suất đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, nhiệt điện từ 1,5 đến 2 triệu USD/1MW, trong khi đối với năng lượng mặt trời thì cần tới 3 triệu USD/1MW. Mặt khác, do giá điện ở VN còn thấp nên chưa thực sự khuyến khích các DN ở trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này mặc dù tiềm năng phát triển dạng năng lượng này ở nước ta là rất lớn.
Vừa qua, để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng gió, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại VN. theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ giá điện cho nhà đầu tư là 1 cent USD/1 kWh. đây được xem là hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng gió tại VN. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tỉ lệ điện năng từ nguồn năng lượng xanh trong cơ cấu điện năng của VN trong thời gian tới sẽ tăng dần theo từng năm. Để đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững, trong tương lai việc phát triển mạnh nguồn năng lượng này là xu hướng tất yếu.
Hi vọng rằng khi công nghệ sản xuất các thíết bị sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển mạnh thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm, bên cạnh đó cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước thì việc ứng dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để sản xuất điện sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quốc Anh