Việt Nam còn nhiều tiềm năng sử dụng năng lượng hiệu quả
Thứ sáu, 12/08/2011 - 06:51
Xây dựng Cộng đồng thông minh chính là cơ sở để Việt Nam triển khai tốt hơn nữa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn tới.
Đó là nhận định của Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng trong buổi hội thảo “Cộng đồng thông minh tại Việt Nam”- Smart Community được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Theo đó, Thứ trưởng cho biết, với hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, một mặt tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách lớn thì các khu công nghiệp cũng còn rất nhiều tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm. Chỉ tính riêng đối với doanh nghiệp sản xuất thép và xi măng tiềm năng tiết kiệm năng lượng cũng lên tới 20-30%. Không riêng gì trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà ngay các đô thị lớn, tiềm năng tiết kiệm năng lượng cũng rất lớn tập trung ở phương tiện giao thông, chiếu sáng công cộng và các tòa nhà. Nếu tận dụng được nguồn tiềm năng đó, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam có thể sẽ không tăng 13-14%/năm như hiện nay nữa mà sẽ giảm đi rất nhiều.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu khai mạc tại hội thảo
Tại Hội nghị tham vấn lần thứ 16 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản (METI) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 26/8/2010, Bộ trưởng METI của Nhật Bản đã đề xuất khái niệm về “Sáng kiến cộng đồng thông minh tại Đông Á (EA-SCI). Sáng kiến này nêu rõ sự cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của “Cộng đồng thông minh”, các hệ thống năng lượng thông minh và các cơ sở hạ tầng xã hội thông minh hướng tới một xã hội bền vững tại các nước ASEAN và và khu vực Đông Á. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ từ phía các Bộ trưởng cũng như các nhà lãnh đạo cấp cao khác trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua.
Tiếp theo sáng kiến này, Ý định thư (LOI) về phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, hiệu quả năng lượng và cộng đồng thông minh đã được ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức NEDO Nhật Bản. Ý định thư được thông qua vào ngày 26 tháng 1 năm 2011 với sự đại diện của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng và ông Takefumi Fukumizu, cựu chủ tịch NEDO.
Thực hiện ý định tư đã được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, thời gian qua các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành khảo sát nhiều khu công nghiệp, nhà máy tại Việt Nam từ đó xây dựng các dự án thí điểm về Cộng đồng thông minh nhằm giúp Việt Nam sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả. Trong khuôn khổ đó, cụộc hội thảo “Cộng đồng thông minh tại Việt Nam” tổ chức chính là cơ hội để các nhà lãnh đạo, chuyên gia 2 bên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và đi đến những ký kết thiết lập mô hình thí điểm về Cộng đồng thông minh tại Việt Nam.
Ông Hidekaru Takakura, Tổng Thư ký JSCA cho biết, khái niệm Cộng đồng thông minh còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên trước đó, kháiniệm lưới điện thông minh đã khá phổ biến. Thực chất khái niệm Cộng đồng thông minh không chỉ bao gồm lưới điện thông minh với khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo được sự tương tác giữa một bên là nhà sản xuất và 1 bên là khách hàng sử dụng điện cuối cùng mà còn bao gồm nhiều cơ sở hạ tầng thông minh khác như như giao thông thông minh, xã hội thông minh, phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cùng với các nguồn năng lượng hóa thạch góp phần cung ứng năng lượng cho xã hội một cách hiệu quả nhất. Như vậy xây dựng Cộng đồng thông minh cũng chính là góp phần chống lại biến đổi khí hậu, khắc phục thiếu hụt năng lượng trong tương lai.
Đến với hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm xây dựng một cộng đồng thông minh; chỉ ra những tiềm năng, cơ hội để Việt Nam áp dụng đồng thời là những giải pháp để Việt Nam thực hiện. Thông qua cuộc hội thảo, 2 bên sẽ đi đến thống nhất những dự án thí điểm sẽ được triển khai tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng hi vọng mô hình Cộng đồng thông minh sẽ nhanh chóng được triển khai tại Việt Nam mà trước tiên là tại các nhà máy, khu công nghiệp, đô thị lớn sau đó triển khai rộng khắp trên cả nước. Đây sẽ là cơ sở để Việt Nam triển khai tốt hơn nữa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn tới.
Theo đó, Thứ trưởng cho biết, với hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, một mặt tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách lớn thì các khu công nghiệp cũng còn rất nhiều tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm. Chỉ tính riêng đối với doanh nghiệp sản xuất thép và xi măng tiềm năng tiết kiệm năng lượng cũng lên tới 20-30%. Không riêng gì trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà ngay các đô thị lớn, tiềm năng tiết kiệm năng lượng cũng rất lớn tập trung ở phương tiện giao thông, chiếu sáng công cộng và các tòa nhà. Nếu tận dụng được nguồn tiềm năng đó, nhu cầu năng lượng tại Việt Nam có thể sẽ không tăng 13-14%/năm như hiện nay nữa mà sẽ giảm đi rất nhiều.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu khai mạc tại hội thảo
Tại Hội nghị tham vấn lần thứ 16 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản (METI) được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 26/8/2010, Bộ trưởng METI của Nhật Bản đã đề xuất khái niệm về “Sáng kiến cộng đồng thông minh tại Đông Á (EA-SCI). Sáng kiến này nêu rõ sự cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của “Cộng đồng thông minh”, các hệ thống năng lượng thông minh và các cơ sở hạ tầng xã hội thông minh hướng tới một xã hội bền vững tại các nước ASEAN và và khu vực Đông Á. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ từ phía các Bộ trưởng cũng như các nhà lãnh đạo cấp cao khác trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua.
Tiếp theo sáng kiến này, Ý định thư (LOI) về phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm tài nguyên, hiệu quả năng lượng và cộng đồng thông minh đã được ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức NEDO Nhật Bản. Ý định thư được thông qua vào ngày 26 tháng 1 năm 2011 với sự đại diện của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng và ông Takefumi Fukumizu, cựu chủ tịch NEDO.
Thực hiện ý định tư đã được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, thời gian qua các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành khảo sát nhiều khu công nghiệp, nhà máy tại Việt Nam từ đó xây dựng các dự án thí điểm về Cộng đồng thông minh nhằm giúp Việt Nam sử dụng các nguồn năng lượng hiệu quả. Trong khuôn khổ đó, cụộc hội thảo “Cộng đồng thông minh tại Việt Nam” tổ chức chính là cơ hội để các nhà lãnh đạo, chuyên gia 2 bên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và đi đến những ký kết thiết lập mô hình thí điểm về Cộng đồng thông minh tại Việt Nam.
Ông Hidekaru Takakura, Tổng Thư ký JSCA cho biết, khái niệm Cộng đồng thông minh còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên trước đó, kháiniệm lưới điện thông minh đã khá phổ biến. Thực chất khái niệm Cộng đồng thông minh không chỉ bao gồm lưới điện thông minh với khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo được sự tương tác giữa một bên là nhà sản xuất và 1 bên là khách hàng sử dụng điện cuối cùng mà còn bao gồm nhiều cơ sở hạ tầng thông minh khác như như giao thông thông minh, xã hội thông minh, phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cùng với các nguồn năng lượng hóa thạch góp phần cung ứng năng lượng cho xã hội một cách hiệu quả nhất. Như vậy xây dựng Cộng đồng thông minh cũng chính là góp phần chống lại biến đổi khí hậu, khắc phục thiếu hụt năng lượng trong tương lai.
Đến với hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm xây dựng một cộng đồng thông minh; chỉ ra những tiềm năng, cơ hội để Việt Nam áp dụng đồng thời là những giải pháp để Việt Nam thực hiện. Thông qua cuộc hội thảo, 2 bên sẽ đi đến thống nhất những dự án thí điểm sẽ được triển khai tại Việt Nam trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng hi vọng mô hình Cộng đồng thông minh sẽ nhanh chóng được triển khai tại Việt Nam mà trước tiên là tại các nhà máy, khu công nghiệp, đô thị lớn sau đó triển khai rộng khắp trên cả nước. Đây sẽ là cơ sở để Việt Nam triển khai tốt hơn nữa việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn tới.
Trần Liễu